×

Lên chức Cục trưởng, NSND Xuân Bắc còn tiếp tục dẫn chương trình hay không?

Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc hiện là “host” (người đảm nhận việc chủ trì, dẫn dắt và điều khiển chương trình) của chương trình truyền hình “Vua tiếng Việt”. Từ ngày “Vua tiếng Việt” mới lên sóng năm 2021 đến nay, Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc vẫn là người duy nhất “cầm trịch” chương trình này. Sự hoạt ngôn, hài hước và tinh nhạy của Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc đã khiến cho mỗi số phát sóng đều có sự vui vẻ, tươi mới và giúp người chơi cũng bớt đi sự căng thẳng.

Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc có tiếp tục dẫn "Vua tiếng Việt" khi lên làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn? - Ảnh 1.

Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc sẽ tiếp tục dẫn chương trình “Vua tiếng Việt”. Ảnh: VTV

Điều mà nhiều người thắc mắc đó là sau khi lên làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, liệu Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc còn tiếp tục dẫn chương trình “Vua tiếng Việt” nữa hay không.

Trao đổi với Dân Việt, Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc cho biết, anh vẫn sẽ tiếp tục làm người dẫn chương trình của “Vua tiếng Việt” cho đến khi hết hợp đồng đã ký. Được biệt, thời hạn hợp đồng được tính theo số phát sóng.

Theo nguồn tin riêng của Dân Việt, hợp đồng giữa Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc với đơn vị sản xuất chương trình “Vua tiếng Việt” hiện chỉ còn khoảng dưới 10 số phát sóng. Và sau khi kết thúc hợp đồng, hai bên sẽ ký lại hợp đồng mới nếu tiếp tục hợp tác.

Trước đó, khi chia sẻ với Dân Việt về lí do vì sao lại nhận lời dẫn “Vua tiếng Việt”, Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc cho biết, anh hào hứng tham chương trình với tư cách người dẫn bởi đây không chỉ là chương trình truyền hình đơn thuần mà còn là cơ hội để được bày tỏ tình yêu của mình đối với tiếng Việt.

Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc có tiếp tục dẫn "Vua tiếng Việt" khi lên làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn? - Ảnh 2.

Chương trình “Vua tiếng Việt” đã trải qua 3 mùa phát sóng. Ảnh: VTV

“Tham gia chương trình, chúng tôi gặp được các thành viên ban cố vấn, được gặp người chơi đến từ mọi vùng miền và tôi được mở mang thêm vốn tiếng Việt của mình. Tôi hay dùng cái từ gọi là kiện toàn thêm vốn từ cho mình.

Trong quá trình ghi hình, sẽ không thể tránh được những sai sót và tôi mong nhận được ý kiến đóng góp một cách rất là nhiệt tình, thẳng thắn trên tinh thần xây dựng để làm sao chương trình ngày một hay hơn, ít xảy ra lỗi. Mục đích và ý nghĩa của chương trình cũng như của chúng tôi là để tôn vinh tiếng Việt, để làm cho tiếng Việt của chúng ta được sử dụng một cách chính xác hơn, phong phú hơn, trong sáng hơn và giàu đẹp hơn”, Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc bày tỏ.

Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc tham gia “Vua tiếng Việt” vì muốn hoàn thiện vốn tiếng Việt

Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc cũng mách người chơi rằng: “Cứ hồn nhiên mà chơi không cần nghĩ đến chuyện thắng thua làm gì cả. Bởi vì càng chú tâm vào điều đó sẽ càng tạo sức ép chính mình. Hãy vui lên, hãy thoải mái coi như đây là một cuộc trao đổi, một cuộc nói chuyện, một cuộc thử sức về vốn tiếng Việt, về cách sử dụng tiếng Việt”.

Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc có tiếp tục dẫn "Vua tiếng Việt" khi lên làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn? - Ảnh 3.

Ban Cố vấn mùa 3 của “Vua tiếng Việt”. Ảnh: VTV

Chương trình “Vua Tiếng Việt” mùa 3 vẫn đang phát sóng vào mỗi tối thứ Sáu hàng tuần trên VTV3. Ban cố vấn của chương trình gồm: PGS.TS Phạm Văn Tình, Tiến sỹ Văn học Đỗ Thanh Nga, Tiến sỹ khoa học Đoàn Hương, Tiến sỹ Ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ, nhà Thơ Hữu Việt, nhà thơ Lữ Mai và nhà văn Trương Quý.

Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Bắc có tiếp tục dẫn "Vua tiếng Việt" khi lên làm Cục trưởng? - Ảnh 4.

Nhạc rap chứa nhiều ngôn từ nhạy cảm của rapper Wxrdie khiến nhiều người “đỏ mặt”

Chia sẻ với Dân Việt, nhà thơ Lữ Mai bày tỏ: “Theo Viện Dịch vụ đối ngoại của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thì Tiếng Việt thuộc nhóm có độ khó trung bình thế giới, chỉ cần khoảng 1.110 giờ học là đã có thể thành thạo. Thế nhưng, ai đã xem qua 3 mùa “Vua tiếng Việt” hẳn sẽ thấy sự đa dạng, phong phú của Tiếng Việt mà nếu chỉ 1.110 giờ học sẽ là không đủ.

Thậm chí, với cả những người sử dụng tiếng Việt từ khi mới chào đời thì tiếng Việt vẫn hấp dẫn chúng ta, vẫn khiến chúng ta đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác. Đúng như những gì Giáo sư Marrini viết trong Lịch sử Chữ Quốc ngữ: “Khi đọc, người Việt không cần phải thay đổi tiếng mà vẫn làm cho 1 tiếng ấy có nhiều nghĩa khác nhau, nhờ vào việc lên hoặc hạ giọng tùy theo cường độ và nhịp điệu”.

Related Posts

Our Privacy policy

https://kenhtina.com - © 2024 News