×

Góc thắc mắc: Tại sao đi xe máy 1 gương, có người bị ph:ạt v:ì sai l:uật có người lại không bị gì? Nghe câu trả lời mới ngỡ ngàng

Tại sao đi xe máy 1 gương, có người bị phạt vi sai luật có người lại không bị phạt? Ai cũng cần biết

Pháp luật quy định khi đi xe máy bắt buộc phải có gương chiếu hậu nhưng nhiều người chưa rõ hết về quy định này.

Gương xe máy là bộ phận gương lắp ở phần phía trước xe nhằm để quan sát phía sau của người lái xe. Gương chiếu hậu có mục đích để người lái xe quan sát phía sau nhằm điều khiển phương tiện cho an toàn, đặc biệt khi muốn sang đường.

Thiết kế tiêu chuẩn của xe máy là có 2 gương chiếu hậu lắp hai bên tay lái nhưng có người lại chỉ lắp 1 bên.

Thực tế đều có 1 gương nhưng tại sao lại có người bị cho là vi phạm người thì không?

Điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi xe máy không có gương chiếu hậu bên trái hoặc có nhưng không có tác dụng.

Điều đó có nghĩa là cùng là chỉ có 1 gương chiếu hậu trên xe nhưng vị trí lắp trái hay phải sẽ có giá trị khác nhau. Nếu lắp 1 gương nhưng bên trái và lắp đúng tư thế thì sẽ không bị xử phạt vi phạm. Nhưng cũng chỉ có 1 gương mà lại lắp gương đó ở bên tay phải hoặc lắp bên trái nhưng mặt gương lại quay về trước chứ không phải để chiếu hậu thì sẽ là không đúng, sẽ là vi phạm và bị xử phạt.

Gương chiếu hậu bên trái bên phải giá trị khác nhau

Gương chiếu hậu bên trái bên phải giá trị khác nhau

Gương chiếu hậu có tác dụng khi lắp đúng như:

– Tất cả các gương phải điều chỉnh được vùng quan sát.

– Mép của bề mặt phản xạ gương phải nằm trong vỏ bảo vệ (đế gương) và mép của vỏ bảo vệ phải có bán kính cong “c” có giá trị không nhỏ hơn 2,5 mm tại mọi điểm và theo mọi hướng. Nếu bề mặt phản xạ nhô ra khỏi vỏ bảo vệ thì bán kính cong “c” của mép biên của phần nhô ra không được nhỏ hơn 2,5 mm và phải di chuyển được vào phía trong của vỏ bảo vệ khi tác dụng một lực 50 N vào điểm ngoài cùng của phần nhô ra lớn nhất so với vỏ bảo vệ theo hướng vuông góc với mặt phản xạ gương.

– Tất cả các bộ phận của gương phải có bán kính cong “c” không nhỏ hơn 2,5 mm.

– Mép của các lỗ để lắp đặt hay là các chỗ lõm có chiều rộng nhỏ hơn 12 mm thì không cần phải áp dụng các yêu cầu về bán kính trên nhưng phải được làm cùn cạnh sắc.

– Các bộ phận của gương chiếu hậu được làm bằng vật liệu có độ cứng không lớn hơn 60 Shore A thì không phải áp dụng các yêu cầu nêu trong 2.1.2 và 2.1.3 theo QCVN 28:2010/BGTVT.

Gương chiếu hậu là thiết bị để an toàn hơn khi tham gia giao thông, bởi vậy người lái xe máy nên chú ý trang bị loại gương này và cần tránh chủ quan.

Related Posts

Our Privacy policy

https://kenhtina.com - © 2024 News