Đêm mùng 5, rạng sáng ngày 6/9 năm 1986, những trận gió giật liên hồi và mưa tuôn xối xả trút xuống khu vực Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Hà Nam, bắt đầu cơn ác mộng mang tên Wayne – một trong những cơn bão nguy hiểm nhất, gây thiệt hại lớn nhất lịch sử khí tượng nước ta.
Bão Wayne còn được biết đến với tên gọi bão số 5 năm 1986, một trong những cơn bão có đường đi kỳ dị nhất trong lịch sử khí tượng thế giới. Sau nhiều lần ra vào Biển Đông, suy yếu rồi mạnh lên, đêm mùng 5, rạng sáng ngày 6/9, bão đổ bộ đồng bằng Bắc Bộ với cường độ gió mạnh nhất cấp 12, giật cấp 13.
Địa hình bằng phẳng và trống trải của đồng bằng Bắc Bộ đã khiến bão Wayne tung hoành khắp khu vực với gió giật rất mạnh và mưa dữ dội, nhất là Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Hà Nam. Hà Nội cũng ghi nhận gió mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Đây là một trong những cơn bão gây tang thương nhất Việt Nam với gần 450 người thiệt mạng, hơn 2550 người bị thương, 39 người mất tích.
Nhiều công trình phúc lợi, trạm, trại, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, kho tàng hợp tác xã bị đổ hoặc hư hỏng nặng, hàng chục vạn đồng bào không còn nơi ở. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam năm 1986, đây là những thiệt hại vô cùng to lớn. Đến nay, bão Wayne vẫn là một trong những cơn bão có sức tàn phá ghê gớm nhất lịch sử khí tượng nước ta.
Ngày 27/7 của 8 năm trước (2016), cơn bão Mirinae (còn biết đến là bão số 1 năm 2016) đi vào vịnh Bắc Bộ với cường độ cấp 8, giật cấp 9-10. Nhờ điều kiện thuận lợi trên vịnh Bắc Bộ, đến chiều ngày 27/7, bão uy hiếp khu vực Quảng Ninh đến Thái Bình với cường độ lúc cập bờ mạnh cấp 12, giật cấp 13.
Số liệu của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho thấy, cơn bão gây ra thiệt hại nặng nề cho các tỉnh ven biển Bắc Bộ với 3 người chết, 4 người mất tích, 30 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, hơn 1.400 nhà bị tốc mái, hư hỏng.
Bão cũng khiến hàng trăm cột điện cao thế ở nhiều tỉnh thành bị đổ gây nên sự cố mất điện toàn tỉnh tại Nam Định, Hà Nam và Thái Bình.
Cơn bão Doksuri đổ bộ Hà Tĩnh – Quảng Bình năm 2017. Ảnh: Hồng Vĩnh.
Ngoài ra, hơn 196.000 ha lúa bị ngập, gần 21.000 diện tích rau màu bị hư hại, hơn 44.000 cây bị gãy đổ (trong đó Hà Nội nhiều nhất), gần 66.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi cùng nhiều thiệt hại khác. Đây cũng là một trong những cơn bão gây thiệt hại nặng nề trong lịch sử nước ta.
Bão không ghi nhận thiệt hại về người nhưng có sức phá huỷ rất lớn với cơ sở hạ tầng và hoạt động sản xuất. Toàn tỉnh có 62.512 nhà dân bị đổ, tốc mái. Hệ thống điện thắp sáng toàn tỉnh bị tê liệt từ lúc 10 giờ ngày 15/9, riêng tại thị xã Kỳ Anh bão làm đổ sập cột Ăng-ten đài truyền hình và cột phát sóng Viettel làm mất liên lạc nhiều giờ.
Hầu hết các địa phương bị mất điện lưới. Một số tuyến đường do cột điện và cây cối bị đổ gãy gây khăn cho việc đi lại.
Mưa bão cũng khiến cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn khi 29 thôn bị ngập, 4.699 hộ dân của 4 huyện vùng ven biển, cửa sông (Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Lộc Hà, Thạch Hà) ngập sâu từ 0,6m đến 0,7m, riêng xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên toàn bộ 2.400 hộ ngập sâu trong nước lũ.
Năm 2018, cơn bão Molave cũng từng gây ám ảnh cho người dân miền Trung khi đổ bộ Quảng Nam đến Bình Định vào trưa 28/10 với cường độ mạnh cấp 11-12, giật cấp 14.
Bão khiến 13 người bị thương, 433 ngôi nhà sập hoàn toàn, gần 150.000 ngôi nhà hư hỏng nặng. Khoảng 420 trường học và 126 trạm y tế bị tốc mái, 167 phương tiện bị chìm. Đáng lưu ý, 21 cột phát sóng bị ngã đổ, riêng mạng Viettel tê liệt hoàn toàn, không liên lạc được toàn tỉnh.
Dự báo từ đêm nay (6/9) đến khoảng 8/9, miền Bắc nước ta sẽ hứng chịu sự càn quét của cơn bão YAGI, cơn bão mạnh nhất thế giới năm 2024 tính đến hiện tại. Vào 13 giờ chiều nay, bão áp sát đảo Hải Nam của Trung Quốc, vẫn giữ cường độ của siêu bão cấp 16, giật trên cấp 17.
Dự báo trong đêm nay, bão vượt qua đảo Hải Nam vào vịnh Bắc Bộ với cường độ cấp 14, giật cấp 17. Dự báo, bão đi vào đất liền Quảng Ninh – Hải Phòng nước ta ngày mai với cường độ vẫn rất mạnh.
Đây là lần thứ 3 trong lịch sử, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia phát đi cảnh báo rủi ro thiên tai Cấp độ 4 và là lần đầu tiên trong lịch sử, cấp độ rủi ro thiên tai này được sử dụng ở vịnh Bắc Bộ nước ta, cho thấy mức độ nghiêm trọng và khả năng tàn phá của siêu bão này.
News
Tình trạng của ca sĩ Chi Dân hiện tại khiến nhiều người l;o lắng
Tháng 4/2023, Chi Dân từng phải lên tiếng xin lỗi trên livestream và xin khán giả cho cơ hội quay trở lại làm nghề nghiêm túc. Thời điểm đó, nam ca sĩ bị gọi tên trong vụ lùm xùm gây…
Đã có kết quả vụ ca sĩ Chi Dân bị b;ắt vì m;aithúy
Tối 4-4, trên fanpage cá nhân, ca sĩ Chi Dân đã có buổi livestream trò chuyện với khán giả và fan hâm mộ nhân dịp sinh nhật của FC Sâu róm (tên gọi fan hâm mộ của ca sĩ Chi…
Con gái cố diễn viên Mai Phương nghe lời bảo mẫu răm rắp, không còn muốn sang Mỹ với bố r/uột nữa
Mới đây, chị Mi – bảo mẫu bé Lavie (con gái cố nghệ sĩ Mai Phương) đăng tải khoảnh khắc cô bé 11 tuổi đang học bài. Cô cho biết: “Ngày cuối tuần gì mà quần quật hơn ngày đi…
NSND Xuân Bắc lên chức Cục trưởng cả họ được nhờ, giờ nghỉ hẳn đóng Táo Quân luôn
Sau khi NSND Xuân Bắc nhận nhiệm vụ Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, nhiều khán giả thắc mắc anh có tiếp tục tham gia các chương trình hài, đặc biệt là hài Tết hay không. Ngày 30/10, Thứ…
Tối qua: Ca sĩ Chi Dân vừa bị c/ông an b/ớ
Tối 4-4, trên fanpage cá nhân, ca sĩ Chi Dân đã có buổi livestream trò chuyện với khán giả và fan hâm mộ nhân dịp sinh nhật của FC Sâu róm (tên gọi fan hâm mộ của ca sĩ Chi…
Ôi ca sĩ Chi Dân ơi: Sao lại ra nông nỗi này
Tối muộn 9/11, Chi Dân bất ngờ trở thành cái tên được réo gọi khắp MXH. Thông tin về nam ca sĩ được công chúng chia sẻ rầm rộ. Đây không phải lần đầu Chi Dân khiến cư dân mạng…
End of content
No more pages to load