Thầy trò Đường Tăng trong “Tây Du Ký” được coi là đại diện cho một tập thể. Nếu sống ở thời hiện đại, ai sẽ cạnh tranh hơn?
“Tây Du Ký” là một trong những tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất của Trung Quốc và là nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ độc giả. Trong tác phẩm có bốn thầy trò Đường Tăng, mỗi người đều có một tính cách riêng. Cốt truyện trong tác phẩm hầu hết đều xoay quanh bốn người này. Nói cách khác, họ giống như một tập thể, hay một doanh nghiệp trong xã hội hiện đại. Mọi người đều phát huy khả năng và lợi thế của mình, trải qua những khó khăn, trở ngại và cuối cùng đã thành công. Câu hỏi là, nếu các đệ tử của Đường Tăng sống ở thời hiện đại, họ sẽ như thế nào?
Sư phụ Đường Tăng và 3 đệ tử gồm Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng. Có thể nói, sự thành công của họ không thể tách rời khỏi tính cách và nỗ lực của mỗi nhân viên.
Với tư cách là người đứng đầu của doanh nghiệp, năng lực của Đường Tăng không hề tầm thường. Không nói quá, nhưng quả thực Đường Tăng là một người lãnh đạo rất giỏi. Như chúng ta đã biết, trong suốt hành trình đi thỉnh kinh, trước khi các thành viên khác xuất hiện, Đường Tăng đã dám mạnh dạn đi một mình. Dù biết đường đi khó khăn và nguy hiểm, phải ăn ngủ ngoài trời, tuy nhiên, quyết tâm của Đường Tăng không hề lay chuyển. Thậm chí sau này, khi ma quỷ và quái vật hoành hành, trải qua đủ loại đau khổ và ngày ngày sống bên bờ vực sinh tử, nhưng Đường Tăng vẫn giữ vững lý tưởng ban đầu và cống hiến hết mình cho việc đi thỉnh kinh Phật để cứu thế giới.
Sự kiên trì như vậy đến tận bây giờ vẫn khiến người ta phải kính phục. Có thể thấy, Đường Tăng đã nhận rõ xứ mệnh của mình chính là đi thỉnh kinh. Và xứ mệnh ấy xuất phát từ trái tim, từ lòng nhiệt huyết, kiên định, tin tưởng vào bản thân. Có thể năng lực có hạn, tuy nhiên chỉ cần bản thân quyết tâm, không có gì là không thể thực hiện được. Một nhà lãnh đạo xuất sắc thực sự, thứ đầu tiên mà họ nhìn thấy trong hành trình hoàn thành sứ mệnh không phải là khó khăn, mà là sự quyết tâm và niềm tin vào mục tiêu và năng lực của bản thân.
Đương nhiên, hôm nay người lãnh đạo tài giỏi như Đường Tăng không phải là nhân vật chính của chúng ta bàn tới. Nhân vật chính của chúng ta hôm nay là 3 đồ đệ Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Tăng.
Sở dĩ Tôn Ngộ Không là đệ tử lớn nhất không chỉ là hắn xuất hiện sớm, mà quan trọng hơn là năng lực của hắn. Năng lực thường giống với sự tồn tại cốt lõi trong một tập thể. Nếu muốn cả một tập thể đi xa thì năng lực là không thể thiếu. Hiển nhiên Tôn Ngộ Không sở hữu đặc tính này nên vai trò và vị trí của hắn rất quan trọng. Tôn Ngộ Không là nhân vật có thể đại náo cả trên trời dưới đất. Các tiên nhân nhìn thấy Tôn Ngộ Không sẽ lễ phép gọi hắn là “Đại thánh”. Điều này cũng đủ thể hiện năng lực của Tôn Ngộ Không.
Vì vậy, câu hỏi lại được đặt ra, Tôn Ngộ Không mạnh mẽ như vậy, chẳng phải Trư Bát Giới và Sa Tăng là dư thừa sao?
Theo suy nghĩ thông thường thì có vẻ là như vậy nhưng thực tế không phải vậy. Đến tận bây giờ, nhiều người vẫn thắc mắc, trong một công ty những người hàng ngày phục vụ trà, rót nước trước mặt sếp có công dụng gì và khả năng gì. Thậm chí không ít người cho rằng ngoài việc nịnh nọt cấp trên ra thì họ không làm được gì, nhưng chức vụ thăng chức rất nhanh.
Nhị sư huynh Trư Bát Giới là một người được xây dựng như vậy. Ngày nào hắn cũng lười biếng, chỉ ham ngủ, ham ăn, cùng vớ đó là ham muốn sắc dục. Không chỉ vậy, mỗi khi gặp khó khăn đều muốn chia hành lý để về Cao Lão Trang sống với vợ. Nhưng không thể phủ nhận Trư Bát Giới lại có những ưu điểm mà người khác không có. Mỗi khi vắng Tôn Ngộ Không hay đại sư huynh gặp nạn, Trư Bát Giới đều rất tự giác thể hiện vai trò của mình trong đội. Ngoài ra, Trư Bát Giới là người tạo ra bầu không khí vui vẻ, giúp hàn gắn mối quan hệ giữa sư huynh và sư phụ khi có bất đồng. Hắn cũng giỏi đoán ý sư phụ, biết khi nào và những thứ gì cấp trên cần, để có thể luôn ở bên cạnh.
Kỳ thực mỗi người đều có điểm mạnh điểm yếu riêng, Đường Tăng cũng không phải kẻ ngốc, biết thế nào là nịnh nọt, thế nào là năng lực.
Tạo hình thầy trò Đường Tăng trong phim “Tây Du Ký” phiên bản 1986.
Cuối cùng còn có Sa sư đệ thật sự chỉ có một đặc tính, chăm chỉ và không phàn nàn. Trong “Tây Du Ký”, Sa Tăng luôn gắn với hình ảnh là người ít nói, mang lại cho người ta cảm giác rất buồn tẻ. Hắn chỉ làm nghe theo mệnh lệnh của cấp trên. Có thể nói rằng đồ đệ thứ 3 này của Đường Tăng căn bản không có ý tưởng, kế hoạch của riêng mình. Điều này cũng dẫn đến tài năng của hắn không được bộc lộ và phát huy. Theo thời gian, Sa tăng chỉ có thể làm một số công việc.
Quay trở lại câu hỏi ban đầu của chúng ta, ba người họ sẽ như thế nào trong một doanh nghiệp hiện đại?
Chúng ta đã thấy khả năng của Tôn Ngộ Không, nhưng ngoài khả năng, hắn còn có rất nhiều khuyết điểm. Có thể thấy qua công việc quản lý đàn ngựa của Tôn Ngộ Không trên thiên đình. Cho dù thiên đình giống như một doanh nghiệp lớn, nhưng người có năng lực như Tôn Ngộ Không vẫn không để sử dụng được, tại sao? Chính vì bản chất của hắn, dù là có tài nhưng hiếu thắng, không khiêm tốn và thích giải quyết vấn đề một cách bạo lực? Điều này sẽ rất dễ gây rắc rối cho công ty. Vì vậy, nếu ở trong doanh nghiệp hiện đại, người tài năng như Tôn Ngộ Không chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn.
Sa Tăng là người làm công ăn lương trong doanh nghiệp, không có tính ích kỷ hay đố kỵ, không có tham vọng, có thể nói sẽ không có cơ hội thăng tiến. Nhưng ông chủ doanh nghiệp nhất định sẽ tận dụng hắn, bởi vì họ cần người có thể làm những việc đơn giản.
Nhị sư huynh Bát Giới thì khác, trong doanh nghiệp, hắn là một ngôi sao may mắn hiếm có. Hắn vốn rất có năng lực, nhưng đã trở thành lãnh đạo của thiên đình chỉ huy 8 vạn thủy binh. Hắn lại có tính cách gần gũi, vui vẻ và ôn òa với mọi người. Có thể nói là người tốt bụng, không bị ai mất lòng. Đương nhiên, là người có nhiều ưu điểm hắn sẽ được nhiều người quý trọng và cấp trên tin tưởng, trọng dụng.
Kết luận
Trước khi thành lập đội đi Tây Thiên thỉnh kinh, năng lực của ba người đệ tử của Đường Tăng đã bộc lộ rõ ràng. Nếu không phải vì sự cố sau này,Trư Bát Giới đã trở thành tướng quân số một trên trời. Năng lực thực sự quan trọng, nhưng đôi khi sự nhân văn và sự tinh tế cũng rất quan trọng. Năng lực chỉ là một phần của xã hội. Xã hội có hàng triệu người. Nếu bạn không đủ năng lực, bạn có thể bù đắp bằng tính cách hòa nhã, thân thiện, có đạo đức. Nếu bạn chưa đủ hai vấn đề trên thì bạn phải có khả năng độc đáo riêng của bản thân, nếu không bạn sẽ khó thành công.