Trước khi bước vào con đường tu hành, Tôn Ngộ Không cùng với 6 đại ma vương tiếng tăm lẫy lừng, sức mạnh kinh thiên động địa lập thành nhóm Thất Đại Thánh, bao gồm Ngưu Ma Vương, Bằng Ma Vương, Sư Đà Vương, Di Hầu Vương, Ngu Nhung Vương và Giao Ma Vương. Dù nổi danh Tề Thiên Đại Thánh, vang danh tam giới song vì nhỏ tuổi nhất nên Mỹ Hầu Vương là em út của Thất Đại Thánh.

Tôn Ngộ Không và Ngưu Ma Vương
Trong 6 sư huynh của mình, ngoài Ngưu Ma Vương nổi bật thì có một người lại có tính cách trái ngược với Tôn Ngộ Không, đó là nhị sư huynh Giao Ma Vương. Người này có danh xưng làPhúc Hải Đại Thánh, vốn là con riêng của Bắc Hải Long Vương.

Vì không mang trong mình dòng máu Long tộc thuần khiết nên Giao Ma Vương cũng có ngoại hình khác xa với những người anh em cùng cha, dẫn đến việc bị ruồng bỏ. Cái tên Phúc Hải Đại Thánh ám chỉ khát khao lật đổ quyền lực của Bắc Hải Long Vương, thể hiện nỗi uất ức của Giao Ma Vương vì bị đối xử bất công từ khi mới lọt lòng.

Ảnh minh họa Giao Ma Vương
Sở trường của Giao Ma Vương là chiến đấu dưới nước. Ma đầu này gần như không có đối thủ khi giao chiến trong môi trường nước nhờ di chuyển vô cùng nhanh nhẹn.

Xét về năng lực, trí tuệ, Giao Ma Vương không kém cạnh Ngưu Ma Vương là mấy và là nhân vật mà Tôn Ngộ Không cực kì nể trọng.

Tài giỏi là vậy song Giao Ma Vương lại sống ẩn mình, kín tiếng, tính cách trầm ổn khác xa so với Mỹ Hầu Vương.

 


Dù không xuất hiện nhiều nhưng Giao Ma Vương vẫn khiến đệ đệ Tôn Ngộ Không phỉa kính nể
Vì không được nhắc đến nhiều nên những gì liên quan đến Giao Ma Vương lại càng khiến người ra tò mò hơn. Cường giả hàng đầu của thế giới yêu quái đã góp phần làm phong phú hơn thế giới thần thoại của Tây Du Ký.