×

Sau cuộc ph-ẫ-u th-uật, mẹ chồng nằng nặc sang nhà tôi ở để dưỡng thương. Hôm nay đi làm về, vừa mở tủ bếp lấy đồ nấu cơm thì ng-ớ ng-ười khi thấy tờ giấy A4 rơi ra

Để tránh mặt, nhiều hôm tôi cố tình ở lại cơ quan tới tận tối muộn.

Ngay từ đầu, mẹ chồng đã không ưa gì xuất thân của tôi vì cho rằng gia cảnh nhà tôi nghèo, không xứng. Sau khi kết hôn, để có cuộc sống yên tĩnh hơn, tôi và chồng đã dùng tiền tiết kiệm, vay nợ thêm, cùng nhau mua một căn hộ 3 phòng ngủ. Bố mẹ chồng tôi vốn sống ở nhà tập thể và cũng không thích qua lại nhà con cái.

Khi tôi sinh con, mẹ chồng không đề cập đến chuyện giúp đỡ chăm sóc cháu, chồng tôi cũng không nhờ mẹ, bản thân tôi là người có tự trọng cao nên đã tự cáng đáng hết mọi việc. Vất vả đến mấy cũng không mở miệng kêu than vì tôi nghĩ con mình thì mình tự chăm. Lần lượt 2 đứa con ra đời, 5 năm đầu tiên tôi phải nghỉ việc để trông coi, đến khi cả 2 đứa đều đi lớp thì tôi mới xin việc làm lại.

2 năm trở lại đây, bố mẹ chồng bỗng dưng thường xuyên đến nhà tôi chơi, lần nào cũng mua rất nhiều thứ, khi thì hoa quả bánh kẹo, lúc lại con cá, cân thịt bò… Tôi thấy lạ, hỏi chồng thì anh bảo mẹ thấy em hiền lành, biết cách cư xử nên muốn cải thiện mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Ông bà có ý định sắp tới sẽ chuyển đến ở cùng 2 vợ chồng.

Nghe thế là tôi hiểu ông bà tuổi đã cao, giờ muốn về sống cùng con cái để được con dâu phục vụ. Tôi không đồng ý, tôi nói thẳng với chồng rằng bố mẹ giờ vẫn đi lại được thì cứ ở bên nhà của ông bà, sau này họ già yếu không còn tự nấu cơm được thì lúc đó em sẽ nấu mang sang, ốm đau đi viện thì em chăm nom, nhưng giờ thì đừng chuyển đến ở cùng. Chồng tôi nghe thế thì im lặng, cũng không nhắc tới chuyện này nữa.

Tháng trước, mẹ chồng tôi phát hiện có khối u trong bụng, phải phẫu thuật. Nhân cơ hội này, bà lại đưa ra yêu cầu muốn đến nhà tôi ở để dưỡng bệnh.

Chồng tôi thấy mẹ bị bệnh thì cũng sốt sắng về hỏi ý tôi. Anh nói bố mẹ già rồi, giờ mẹ lại ốm đau cần người chăm sóc. Cứ để bố mẹ ở cùng một thời gian, bệnh tình ổn hơn thì lại đưa ông bà về bên khu nhà tập thể.

Chồng đã nói vậy thì tôi chỉ còn biết ngậm ngùi đồng ý. Và cũng từ đây, tôi mới thấm thía cảnh sống chung với bố mẹ chồng.

Bố mẹ chồng tôi nhiều bệnh, mẹ chồng vừa mới phẫu thuật xong, bố chồng thì bệnh tiểu đường, thực đơn ăn uống của 2 người phải nấu riêng. Chưa kể họ hàng, bạn bè đến thăm mẹ chồng tôi rất đông. Mỗi lần có khách tới, tôi lại phải tiếp đón, rót nước, gọt hoa quả, bày biện bánh kẹo rồi nói chuyện xã giao với mọi người. Ngày nào cũng phải có 2-3 tốp kéo đến khiến tôi vô cùng mệt mỏi, không có thời gian cho bản thân. Có vài họ hàng từ quê lên chơi còn ở lại ăn cơm và ngủ qua đêm khiến tôi tất bật nấu nướng, dọn dẹp.

Trong khi chồng tôi thì chẳng bao giờ động tay vào việc nhà. Thậm chí, khi có khách đến, anh chỉ ngồi “tám chuyện”, ăn uống, còn mọi việc đều đến tay tôi. Lúc đầu tôi nghĩ khách khứa cũng chỉ đến trong thời gian đầu mẹ chồng mới mổ xong thôi, không ngờ cả tháng trời rồi mà nhà lúc nào cũng đông người.

Người đến thăm đủ thành phần, nào là họ hàng, đồng nghiệp cũ của bố mẹ chồng, thậm chí cả những người bạn bố chồng mới quen ở công viên gần nhà. Mẹ chồng tôi thì khỏi phải nói, như được tiếp thêm năng lượng, ngày nào cũng ngồi “tám chuyện” với khách khứa. Họ nói đủ thứ chuyện trên trời dưới bể, toàn những chuyện vụn vặt, lại còn nói to, cười nói rôm rả cả ngày. Người già rảnh rỗi nên lại càng ham thích tụ họp ở nhà tôi.

Sau cuộc phẫu thuật, mẹ chồng đề nghị đến nhà con dâu dưỡng bệnh, không ngờ lại là chuỗi ngày ồn ào rôm rả khiến tôi vội bỏ chạy - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Để tránh mặt khách khứa của bố mẹ chồng, nhiều hôm tôi cố tình ở lại cơ quan tới tận tối muộn. Về đến nhà, phòng khách vẫn ồn ào náo nhiệt, bố mẹ chồng và khách vẫn chưa chịu nghỉ, vẫn đang ngồi cắn hạt hướng dương, uống nước chè, bàn luận đủ thứ chuyện. Khi tôi bước vào phòng còn nghe thấy có người hỏi mẹ chồng tôi rằng: “Con dâu bà làm gì mà ngày nào cũng tối muộn mới về thế? Có gì khuất tất không”. Nghe mà tôi ức chế, chỉ muốn chạy ra đuổi họ. Không ngờ mẹ chồng tôi lại nói: “Ngày nào cũng thế đấy, trang điểm xịt nước hoa, mặc váy ngắn đi làm, mà chẳng biết làm cái gì”.

Tôi chán nản, không thể chịu đựng thêm được nữa nên quyết định thu dọn vài bộ quần áo rồi lấy cớ mẹ đẻ ốm nên về thăm, rồi ở lại đó luôn.

Tôi ở lại nhà ngoại được 3 ngày thì chồng gọi điện liên tục giục tôi về. Anh bảo nhà cửa không có tôi, sắp thành bãi rác rồi. Bố mẹ cũng không có người nấu ăn cho. Anh không chịu nổi nữa, mong tôi về “cứu” anh.

Mẹ chồng cũng gọi điện bảo tôi về, không một lời hỏi thăm xem mẹ tôi ốm thế nào – dù rằng đây là do tôi nói dối. Tôi vẫn vòng vo lấy cớ để không về.

Đến ngày thứ 7, chồng gọi điện cho tôi, giọng tức giận hỏi tôi có về chăm sóc bố mẹ chồng cho tròn bổn phận làm dâu không? Tôi liền trả lời, hoặc là anh tự chăm sóc ông bà, hoặc là chúng ta ly hôn. Tôi không thể chịu đựng được nữa rồi, nhà cửa lúc nào cũng như nơi công cộng, ồn ào, tôi thì như người giúp việc, đi làm đã mệt lại còn phải dọn dẹp tối ngày… Sau khi tôi uất ức kể hết mọi việc ra, chồng tôi bỗng dịu giọng bảo rằng anh sẽ đưa bố mẹ về lại nhà tập thể.

Ngày hôm sau, chồng tôi quả thật đưa bố mẹ đẻ về khu tập thể, thuê người làm theo giờ đến cơm nước, dọn dẹp nhà cửa cho ông bà. Thôi thì tôi cũng xuống thang, chờ chồng đến đón thì cùng về vậy.

Tôi cũng rút ra kinh nghiệm, tốt nhất cha mẹ và con cái không nên sống cùng nhau, nhất lại là 2 thế hệ có sự khác biệt trong nhận thức, sinh hoạt, như thế thì sẽ duy trì được tình cảm.

Related Posts

Our Privacy policy

https://kenhtina.com - © 2025 News