×

Tìm tên Thủy Tiên trong 12.000 trang sao kê từ thiện, ai ngờ số t:.iền ủng hộ là…

Vài trường hợp người nổi tiếng trên mạng xã hội TikTok, Facebook đăng hình khoe ủng hộ hàng chục, trăm triệu đồng cho đồng bào đang gặp thiên tai đã bị cộng đồng phát hiện chiêu trò chỉnh sửa ảnh.

Chiều 12.9, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN) công khai tập tin sao kê tài khoản ngân hàng được sử dụng để người dân cả nước chuyển tiền ủng hộ đồng bào đang gặp thiên tai tại các tỉnh miền Bắc.

Động thái này đã được ủng hộ từ cộng đồng, nhưng cũng từ đây, nhiều người đã phát hiện ra trò chỉnh sửa hình ảnh của một số cá nhân để “thổi phồng” số tiền đã ủng hộ, nhằm đánh bóng tên tuổi trên mạng xã hội.

Theo đó, người dùng mạng xã hội đã dành thời gian để kiểm tra các thông tin trong danh sách sao kê, nhận ra những điểm bất thường dù danh sách này dài tới hơn 12.000 trang. Một ví dụ điển hình là P.N.P (còn được biết đến là L.P) – một cựu vận động viên thể thao đã chuyển khoản món tiền (bị che) kèm nội dung “đóng góp và khắc phục hậu quả bão số 3 Yagi”. Người này sau đó chụp màn hình giao dịch chuyển tiền, dùng các ký tự che đi các con số cụ thể, chỉ để lộ ra một phần rất nhỏ trên đỉnh đầu.

Cư dân mạng truy ra được thông tin chuyển khoản và tên trùng khớp như nhân vật khoe, chỉ khác về giá trị của số tiền ủng hộ

Cư dân mạng truy ra được thông tin chuyển khoản và tên trùng khớp như nhân vật khoe, chỉ khác về giá trị của số tiền ủng hộ

Ảnh: Chụp màn hình Facebook

Những người theo dõi tài khoản Facebook của cô đếm có tới 8 vị trí bị che, tương ứng với 8 con số (do mỗi biểu tượng đều để lộ một phần chi tiết thể hiện có ký tự số tại vị trí bị che), đồng nghĩa số tiền đã chuyển “được hiểu là hàng chục triệu đồng”. Sau khi có sao kê từ MTTQ VN, cộng đồng nhanh chóng truy ra giao dịch với thông tin trùng khớp, tuy nhiên số tiền thực tế là 500.000 đồng.

Việc này khiến người dùng mạng xã hội bức xúc, tố cô gái này “làm màu, phông bạt” và lợi dụng việc ủng hộ đồng bào đang gặp thiên tai để đánh bóng tên tuổi cá nhân.

Một trường hợp khác cũng bị tố giác nhanh chóng là nhân vật tên T.D.A – hoạt động trong lĩnh vực “đầu tư tiền điện tử” đăng lời kêu gọi những người trong cộng đồng và bạn bè cùng ủng hộ người dân vùng chịu thiên tai. Kèm với lời kêu gọi kết thúc bằng câu nói “Cho đi là còn mãi”, anh đính kèm ảnh chụp màn hình chuyển khoản tới MTTQ VN khoản tiền 100 triệu đồng. Điều đáng nói là sau khi “check VAR” (ý nói việc kiểm chứng lại thông tin), mọi người phát hiện ra số tiền chuyển thực tế chỉ… 10.000 đồng.

Nhiều người sau khi biết sự thật đã tỏ ra thất vọng với hành động cũng như suy nghĩ của các cá nhân này. “Một ngàn đồng cũng quý, đâu nhất thiết phải điêu như vậy?”, chủ tài khoản Facebook Phạm Quý bình luận.

Ngay sau khi bị dân mạng phát hiện ra sự gian dối của mình, những người khoe khoang, phông bạt, thổi phồng khoản tiền đã vội khóa tài khoản mạng xã hội để tránh “cơn bão phẫn nộ” từ cộng đồng. Không ít người cho rằng nếu MTTQ VN công bố bản sao kê chậm thêm ít ngày sẽ còn phát hiện thêm nhiều trường hợp lợi dụng từ thiện và hoàn cảnh khó khăn của người khác để khoe mẽ bản thân trên mạng.

MTTQ công khai sao kê, dân mạng 'check VAR' nhiều người khoe mẽ trên mạng xã hội- Ảnh 2.

Chủ tài khoản vội đóng trang cá nhân sau khi dân mạng phát hiện số tiền 100 triệu đồng ủng hộ chỉ là sản phẩm của phần mềm chỉnh sửa, còn thực tế chuyển 10.000 đồng

Ảnh: Chụp màn hình

Anh Tiến Lâm (Hà Nội) chia sẻ câu chuyện về một bạn sinh viên khi được hỏi có mong muốn gì giúp đỡ bà con vùng lũ, đã trả lời rằng “Sinh viên không có nhiều tiền nên em ủng hộ 50.000 đồng cho MTTQ, dù biết là không nhiều nhưng việc ủng hộ làm em vui và đỡ áy náy vì không đến tận nơi hỗ trợ được cho đồng bào”. Nhưng khi quay sang câu chuyện của những người “phông bạt” trên mạng xã hội, anh ngán ngẩm bình luận: “Ấy vậy mà vẫn có những người lợi dụng thiên tai để đánh bóng tên tuổi, thật đáng khinh”.

TikToker đồng thời là KOL Châu Muối tâm sự từ tối 9.9 là có tin lũ về, sau khi đọc tin chị cảm thấy bồn chồn và ngay sáng hôm sau khi mọi người chia sẻ số tài khoản của MTTQ để ủng hộ thì đã chuyển số tiền 50 triệu đồng vào quỹ. “Cứ lướt báo, mạng xã hội thấy mấy cảnh lũ về là sốt ruột không yên, mà sức mình nhỏ xíu cũng chưa biết làm gì hơn, nên vừa thấy thông tin mọi người chia sẻ số tài khoản của MTTQ là mình chuyển liền một ít tiền. Chỉ mong lan tỏa tinh thần tương thân tương ái, mỗi người một chút sức để giúp bà con khắc phục hậu quả sau lũ”, Châu Muối bùi ngùi nói.

Nói thêm về hiện tượng “lên mạng sống ảo” hiện nay, một chuyên gia về mạng xã hội cho rằng điều này rất phổ biến hiện nay và có một bộ phận không nhỏ người dùng sẵn sàng làm mọi cách để thu hút sự chú ý, có được nhiều “Like” từ các nội dung của mình.

“Họ thích thú khi thấy bài đăng được nhiều tương tác, thích được khoe giàu có, hào phóng dù đó chỉ là thứ hư ảo trên mạng xã hội. Chúng ta đã nghe nhiều về câu chuyện các bạn trẻ đôi mươi khoe ‘phá’ của bố mẹ hàng nghìn tỉ, tay trắng rồi nhờ làm việc này việc kia mà trả hết nợ, mua được nhà, xe sang, hay chuyện kiếm mỗi tháng vài trăm triệu đồng. Những điều đó chỉ có trên mạng xã hội, còn người làm được thật thì họ không có đủ thời gian lên mạng để khoe”, ông bình luận.

Related Posts

Our Privacy policy

https://kenhtina.com - © 2025 News