Bạn đọc Trần Cúc hỏi: Tôi là giáo viên mầm non, công tác 29 năm, trong đó có 28 năm 9 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tôi là 7,8 triệu đồng thì lương hưu được tính thế nào?

Độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non[Cập nhật năm 2024]

Công ty Luật TNHH YouMe trả lời: Khoản 2 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức lương hưu hàng tháng như sau:

2. Từ ngày 1 tháng 1 năm 2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại Điểm a và Điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Bạn đọc là nữ giáo viên mầm non, công tác 29 năm, trong đó có 28 năm 3 tháng (làm tròn 28 năm) đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của bạn là 7,8 triệu đồng tiền lương hưu của bà được tính như sau:

– Thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính lương hưu là 28 năm.

– 15 năm đầu tính bằng 45%.

– Từ năm thứ 16 đến năm thứ 28 là 13 năm, tính thêm: 13 x 2% = 26%.

– Tỉ lệ hưởng lương hưu hàng tháng là 45% + 26% = 71%.

– Tiền lương hưu hàng tháng của bà là: 71% x 7,8 triệu đồng = 5.538.000 đồng/tháng.