Đũa được chúng ta sử dụng hàng ngày để nấu nướng, ăn uống. Vì thế, dùng đũa sai cách sẽ đem lại nhiều hệ lụy, “thuốc độc” cho sức khỏe.
Trong văn hóa ẩm thực phương Đông, đũa đóng một vai trò quan trọng. Thông qua sự vận động khéo léo của các ngón tay, người dùng có thể dễ dàng gặp những loại thực phẩm khác nhau. Từ ăn cơm, ăn mì, ăn đồ ngọt… chúng ta đều có thể sử dụng đôi đũa. Trong nấu nướng, đũa cũng giúp chúng ta đảo thức ăn, kiểm tra độ chín của thực phẩm…
Chính vì được sử dụng phổ biến hàng ngày cho nên nếu đũa được sử dụng sai cách thì thực sự sẽ gây ra những vấn đề lớn cho sức khỏe. Dưới đây là 4 thói quen dùng đũa tai hại cần bỏ ngay, càng để lâu càng đưa nhiều “thuốc độc” vào cơ thể.
1. Dùng đũa tre, đũa gỗ hơn 6 tháng không thay mới
Theo khảo sát của Trung Quốc, có hơn 70% hộ gia đình sử dụng đũa gỗ và đũa tre, hầu như không có thói quen đổi đũa mới, chỉ cần “dùng tiếp được thì không bao giờ đổi”.
Điều bạn chưa biết là sau khi vệ sinh, đũa gỗ, đũa tre rất dễ bị phồng lên bên trong do bị ẩm, những kẽ hở nhỏ xuất hiện sau khi bị phồng trở thành thiên đường cho nấm mốc và vi khuẩn.
Ngoài các vi khuẩn thông thường, còn có một trong những chất gây ung thư mạnh nhất được biết đến là aflatoxin (chất gây ung thư loại 1), độc hại gấp 10 lần so với kali xyanua!
Vì vậy, tốt nhất bạn nên thay đũa mới cứ 3 đến 5 tháng 1 lần.
2. Chọn sai loại đũa với từng món ăn
Khi tiếp xúc với thực phẩm có tính axit, kiềm, muối, tốt nhất không nên chọn đũa inox; khi tiếp xúc với thực phẩm chiên rán hoặc có nhiệt độ cao, tốt nhất không nên chọn đũa nhựa và đũa sơn màu nhiều màu sắc.
Sở dĩ đũa inox không bị rỉ sét là vì trên bề mặt có một lớp màng bảo vệ ổn định, có thể giúp đũa không bị oxy hóa, rỉ sét. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc lâu với axit, kiềm, muối, lớp màng bảo vệ sẽ bị phá hủy, kim loại nặng từ đó thẩm thấu vào thức ăn rồi có cơ hội xâm nhập vào cơ thể và gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, đũa inox nên tránh tiếp xúc lâu với các loại gia vị có tính ăn mòn như vậy.
Trong khi đó, nhựa formaldehyde, polyethylene và các chất liệu khác làm nên đũa nhựa và đũa sơn màu khi bị đun nóng sẽ phân hủy các hóa chất độc hại, chúng ngấm vào thức ăn và đi vào cơ thể chúng ta, từ từ “thuốc độc” tích tụ lại và gây bệnh. Vì thế, khi chế biến món chiên rán hoặc có nhiệt độ cao, bạn đừng nên chọn đũa gỗ, đũa sơn màu nhiều màu sắc.
3. Dùng chung đũa với người khác
Một nghiên cứu năm 2009 của Đại học Clemson cho thấy rằng việc dùng chung đũa, thìa là nguyên nhân phổ biến gây lây lan các bệnh nhiễm trùng như vi khuẩn Helicobacter pylori, viêm gan, cảm lạnh và cúm, cũng như nhiều loại vi khuẩn gây viêm dạ dày ruột.
Do đó, tốt nhất nên sử dụng đũa riêng cho mỗi người trong gia đình để tránh bị lây nhiễm chéo.
4. Hạn chế sử dụng đũa dùng 1 lần
Đũa dùng một lần phải được khử trùng bằng lưu huỳnh trong quá trình sản xuất và lưu huỳnh sẽ phát ra khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nếu bạn sử dụng đũa dùng một lần, khí sulfur dioxide thoát ra khi đun nóng sẽ xâm nhập vào miệng cùng với thức ăn. Việc sử dụng thường xuyên có thể dễ dàng ăn mòn niêm mạc đường hô hấp của cơ thể con người và gây ung thư.
Hơn nữa, đũa dùng một lần cần được tẩy trắng bằng hydro peroxide trong quá trình sản xuất. Hydrogen peroxide có tính ăn mòn cao và có thể ăn mòn miệng, thực quản và thậm chí cả dạ dày.
Đồng thời, nếu bột talc dùng để đánh bóng đũa dùng một lần không được loại bỏ hoàn toàn sẽ dần tích tụ trong cơ thể con người và dễ gây ra sỏi.
Nguồn và ảnh: Sina, The Paper
News
Giá vàng chốt phiên tối nay 15/11: Thôi thế là xong rồi
Cập nhật giá vàng hôm nay 15.11: Theo ông Zain Vawda, chuyên gia phân tích thị trường của OANDA, trong ngắn hạn, giá vàng có khả năng phục hồi nhẹ, nhưng sau đó sẽ giảm trở lại.
Bị chồng ‘t:.ương t:.á:.c’ cho ng:.ười kh:.ông ra ng:.ười nhưng tôi không thể bỏ vì anh ấy quá đẹp trai
Mới đây, một cô gái 23 tuổi ở Hồ Nam (Trung Quốc) được phát hiện ngồi khóc lớn bên đường. Qua sự thăm hỏi của người đi đường mới biết, cô gái bị chồng đánh đập và đuổi ra khỏi…
Chính thức: Thu hồi giải thưởng ‘Thanh niên sống đẹp’ của ‘cô tiên từ thiện’, tạm biệt cô
Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam vừa có công văn thông báo thu hồi Giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” năm 2020 đối với Nguyễn Đỗ Trúc Phương. Theo Tuổi Trẻ Online, nội dung công…
Tập cuối ‘Đ:.ộ:.c Đạo’: Tr:.ùm c:.uối l;;;ộ diện, Hồng (Doãn Quốc Đam) tuvong
Không phải Quân già, hóa ra đây mới là trùm cuối khiến Hồng (Doãn Quốc Đam) gặp nguy hiểm ở Độc Đạo. Ở thời điểm hiện tại, Quân già chính là kẻ thù nguy hiểm nhất của Hồng (Doãn Quốc…
Giá vàng cuối ngày hôm nay 15/11: Người mua được nhà, người phải bán nhà
Sau nhiều phiên mất giá liên tục, giá vàng miếng SJC tính đến sáng nay(15/11) đã dứt đà giảm, vàng nhẫn bất ngờ quay đầu tăng từ 100 – 600 nghìn đồng/lượng. Vàng nhẫn tăng giá từ 100 – 600…
Nguyên tắc ‘ba nên, ba không’ khi mua vàng: Ai mà biết thì dù vàng lên hay xuống vẫn ngồi nhà cười khà khà
Mua vàng tưởng dễ nhưng nếu không nắm rõ nguyên tắc “ba nên, ba không” thì dễ mất tiền oan! Bí quyết này sẽ giúp bạn chọn vàng chuẩn giá, đúng chất lượng và tránh rủi ro khi giao dịch….
End of content
No more pages to load