Nghệ sĩ Nhân dân Lê Đức Trung – Nghệ sĩ Ưu tú Lê Tuấn Anh

Nghệ sĩ Nhân dân Lê Đức Trung là một trong những nghệ sĩ gạo cội của làng sân khấu và truyền hình phía Bắc. Ở tuổi 85, ông là một trong những nghệ sĩ lớn tuổi nhất được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

close

Trước khi đến với sân khấu, NSND Lê Đức Trung từng là một người lính. Ông là một trong những gương mặt gạo cội của Nhà hát Tuổi trẻ thời kỳ đầu.

2 cặp cha con Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú trái ngược nhau: Cha được yêu mến, con bị khán giả "ghét"- Ảnh 1.

Nghệ sĩ Nhân dân Lê Đức Trung trong phim Hướng dương ngược nắng. Ảnh: VTV

Với ngoại hình điển trai, lịch lãm, phúc hậu… ông thường được giao vai chính diện. Tên tuổi của nam nghệ sĩ gắn liền với nhiều vở kịch của Lưu Quang Vũ trong suốt thời gian ở Nhà hát Tuổi trẻ như: Lời thề thứ 9; Lời nói dối cuối cùng; Mùa hạ cuối cùng; Sống mãi tuổi 17…

Đặc biệt, nam nghệ sĩ từng 3 lần vào vai Chủ tịch Hồ Chí Minh ở 3 thể loại khác nhau: Kịch nói (Lịch sử và nhân chứng), nhạc vũ kịch (Giai điệu tháng 5) và phim truyền hình (Bác Hồ sống mãi với vùng than). Ngoài ra, NSND Lê Đức Trung còn nổi tiếng qua những vai diễn trong các phim như: Tội và tình; Kẻ tử tù tuổi 17; 12A và 4H; Vệt sáng ngược; Phóng viên thử việc…

Hơn 40 năm theo nghiệp diễn, với vóc người cao lớn và mái tóc trắng đặc trưng, ông luôn được các đạo diễn “chấm” vào vai giáo sư, bác sĩ… hay những nhân vật cấp cao như lãnh đạo chính quyền, sĩ quan cố vấn, chẳng mấy khi thấy ông “ác” trên màn ảnh. Cũng có đôi lần, “chán” làm người tốt, ông thử sức với những nhân vật… không tốt và kết quả là không thành công.

Ông kể, trong bữa cơm với đoàn làm phim, mọi người đùa: “Thôi từ nay bác đừng đóng vai phản diện nữa, mặt bác không lừa được ai đâu”. Từ đấy, NSND Lê Đức Trung chuyên tâm cho những nhân vật hướng thiện. Ông nghĩ đơn giản, nếu mình diễn không đạt thì nên nhường cho người khác, chứ không tham làm gì.

2 cặp cha con Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú trái ngược nhau: Cha được yêu mến, con bị khán giả "ghét"- Ảnh 2.

Nghệ sĩ Ưu tú Lê Tuấn Anh chuyên đóng vai tội phạm, giang hồ trên phim truyền hình. Ảnh: FBNV

2 cặp cha con Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú trái ngược nhau: Cha được yêu mến, con bị khán giả "ghét"- Ảnh 3.

Nghệ sĩ Nhân dân mang hàm Đại tá, bố mất chỉ kịp về vuốt mặt rồi lại phải lên sân khấu

Nghệ sĩ Ưu tú Lê Tuấn Anh là con trai của NSND Lê Đức Trung. Là “con nhà nòi” nên Lê Tuấn Anh đã diễn xuất từ rất sớm. Từ lúc nhỏ, Lê Tuấn Anh đã được chọn đi đóng phim nhựa. Cậu bé 9 tuổi khi ấy được làm con của NSND Đoàn Dũng (phim Cha và con) và NSND Thế Anh (phim Trở về Sam Sao). Sau này, Lê Tuấn Anh vẫn đi làm phim nhưng cũng không xuất hiện quá nhiều lại thường là vai phụ, đặc biệt chỉ ai mời thì tham gia.

Bố từng làm Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, nhưng Lê Tuấn Anh thừa nhận chưa bao giờ vì chức vụ của bố mà được ưu ái hơn. Nếu như NSƯT Lê Đức Trung gắn với những vai diễn chính diện thì con trai ông – diễn viên Lê Tuấn Anh lại là người chuyên trị vai giang hồ, phản diện.

Vai phản diện đeo bám nam diễn viên từ sân khấu tới truyền hình, Lê Tuấn Anh thường nhận tuyến nhân vật phụ nhưng vẫn gây ấn tượng với khán giả trong nhiều phim như: Quỳnh búp bê; Hành trình công lý; Lựa chọn số phận và vai gã tổng giám đốc ma mãnh trong phim Đấu trí…

Trong đó, Lê Tuấn Anh gây ấn tượng mạnh với khán giả khi đóng vai Phú – gã môi giới mại dâm trong phim Quỳnh búp bê. Một số khán giả nhận xét rằng, Tuấn Anh đóng vai Phú quá đạt, đúng miệng lưỡi lắt léo của kẻ đi chăn dắt. Sau phim Quỳnh búp bê, đạo diễn Mai Hồng Phong tiếp tục trao cho anh vai diễn “Thắng bom” trong phim Lựa chọn số phận.

2 cặp cha con Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú trái ngược nhau: Cha được yêu mến, con bị khán giả "ghét"- Ảnh 4.

Nghệ sĩ Nhân dân Lê Đức Trung – Nghệ sĩ Ưu tú Lê Tuấn Anh. Ảnh: NVCC

Sau đó, nam diễn viên tiếp tục vào vai Thuận phim Phố trong làng, khiến khán giả vô cùng bức xúc vì màn hóa thân xuất sắc. Thuận là một tên xã hội đen trong xã Tân Xuân. Thuận bị khán giả ghét bởi những trò lừa lọc bẩn thỉu, sống hai mặt. Để đảm bảo an ninh trên địa bàn xã Tân Xuân, cấp trên đã yêu cầu công an xã Tân Xuân thực hiện việc lắp đặt camera. Tuy nhiên, khi thực hiện lực lượng công an đã bị người dân phản đối kịch liệt. Chính Thuận đã “giật dây” xúi bà con phản ứng tiêu cực.

Nghệ sĩ Nhân dân Lê Đức Trung từng khuyên con trai: “Đừng đóng vai phản diện nữa, mặt con đâu có phản diện”. Tuy nhiên, NSƯT Lê Tuấn Anh chia sẻ với Dân Việt rằng, dạng vai này cũng là cái duyên. Các đạo diễn đã tin tưởng mời anh vào vai nên anh cũng không thể từ chối.

Nghệ sĩ Ưu tú Hồ Tháp – Nghệ sĩ Ưu tú Hồ Phong

Nghệ sĩ Ưu tú Hồ Tháp, nguyên Trưởng đoàn Ca múa nhạc Quảng Ninh, nguyên Trưởng Đoàn Kịch Quảng Ninh chuyên vào vai các nhân vật thủ lĩnh, lãnh đạo trên sân khấu, phim truyền hình nhưng con trai ông lại chuyên đóng tội phạm.

Nghệ sĩ Ưu tú Hồ Tháp tên đầy đủ là Hồ Ngọc Tháp, sinh năm 1941 tại Bắc Ninh. Ông học Trường Trung cấp Sân khấu – Điện ảnh Việt Nam (nay là Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội) chuyên ngành xiếc, sau chuyển sang học kịch. Năm 1962, chàng thanh niên Hồ Tháp tạm biệt quê hương Bắc Ninh ra Vùng mỏ đầu quân cho Đoàn kịch Quảng Ninh. Từ đó, nghệ sĩ Hồ Tháp công tác ở Đoàn Kịch 41 năm 7 tháng cho đến lúc nghỉ hưu vào năm 2003.

2 cặp cha con Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú trái ngược nhau: Cha được yêu mến, con bị khán giả "ghét"- Ảnh 5.

Nghệ sĩ Ưu tú Hồ Tháp trong phim Giải phóng Sài Gòn. Ảnh: NSX

2 cặp cha con Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú trái ngược nhau: Cha được yêu mến, con bị khán giả "ghét"- Ảnh 6.

Dàn diễn viên Việt đóng phim kinh dị Thái Lan, nữ chính gây bất ngờ

Những vai diễn của ông ngày càng có chất lượng chuyên môn cao. Đến nay, ông đã tham gia khoảng 200 vở kịch các loại. Một số vai diễn đáng nhớ của nghệ sĩ Hồ Tháp là đại tá tình báo Thành trong phim Người không thể chết, vai Hải trong phim Đôi mắt, vai Chiến trong phim Khi tình yêu lên tiếng.

Ông đã được trao 2 huy chương vàng với các vai diễn trong các vở diễn Vàng và Khi tình yêu lên tiếng. Với thành tích này, năm 1997, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

Không dừng lại ở lĩnh vực sân khấu, NSƯT Hồ Tháp còn lấn sân sang điện ảnh và đóng rất nhiều phim điện ảnh, phim truyền hình, như: Bí mật cuộc đời, Sài Gòn giải phóng, Lễ mừng thọ, Trên miền yên tĩnh, Chuyện tình đảo cát, Cơn lốc biển... Đến nay, ông đã đóng hơn 50 bộ phim các loại cả phim truyện lẫn phim truyền hình. Một số vai diễn của ông là vai Đại tướng Lê Trọng Tấn trong phim Giải phóng Sài Gòn, vai Chủ tịch Hiếu trong phim Bí mật những cuộc đời, vai Thiếu tá Thắng trong phim Cuộc đời tôi, vai bí thư Tuệ trong Cơn lốc biển, vai giám đốc Mạnh trong phim Ngày mưa cuối năm…

2 cặp cha con Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú trái ngược nhau: Cha được yêu mến, con bị khán giả "ghét"- Ảnh 7.

NSƯT Hồ Phong trong phim Độc đạo. Ảnh: FBNV

Trung tá, NSƯT Hồ Phong tên thật là Hồ Quốc Phong (sinh năm 1972), con trai của NSƯT Hồ Tháp. Nhắc đến những “gã đểu” hay “trùm phản diện” trên màn ảnh Việt, chắc chắn khán giả sẽ không thể quên NSƯT Hồ Phong. Anh “phủ sóng” tên tuổi của mình qua hàng loạt dự án phim truyền hình VTV như: Đất và người; Khi đàn chim trở về; Những ngọn nến trong đêm; Bí mật tam giác vàng; Hương vị tình thân; Đấu trí…

Hiện tại, nam nghệ sĩ tiếp tục được “chọn mặt gửi vàng” vào một vai ông trùm trong bộ phim thuộc series Cảnh sát hình sự trên sóng VTV3 mang tên Độc đạo. Vai diễn của anh là một trùm buôn bán ma túy tên Dương “cơ bắp”.

Có lẽ anh sở hữu một khuôn mặt hiếm hoi của làng nghệ thuật khi được các đạo diễn “chọn mặt gửi vàng” vào vai phản diện. Sự xuất hiện của nghệ sĩ Hồ Phong như một làn gió mới cho màn ảnh Việt khi nhập vai kẻ ác. Khán giả càng căm ghét anh bao nhiêu thì vai diễn của anh càng thành công bấy nhiêu.