Mức chuẩn trợ giúp xã hội được điều chỉnh tăng từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng/tháng từ 1/7 vừa qua, điều này tương đương với mức tăng 38,9%. Có 8 nhóm đối tượng được hưởng mức trợ cấp xã hội này.

Ngày 1/7, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Mức chuẩn trợ cấp xã hội tăng từ 360.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng, áp dụng từ ngày 1/7,  tương đương với mức tăng 38,9%.

Mức chuẩn trợ cấp xã hội tăng từ 360.000 đồng/tháng lên 500.000 đồng/tháng, áp dụng từ ngày 1/7,  tương đương với mức tăng 38,9%.

Việc nâng mức chuẩn trợ giúp xã hội này nhằm bảo đảm đời sống cho nhóm bảo trợ xã hội. Điều này sẽ giúp họ có điều kiện sống tốt hơn và góp phần giảm bớt khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Điều chỉnh lần này là một phần của chính sách phúc lợi xã hội, nhằm hướng đến việc cải thiện điều kiện sống cho những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn và đảm bảo sự công bằng trong việc hỗ trợ xã hội.

Có 8 đối tượng đang được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Nghị định số 76/2024/NĐ-CP kể từ ngày 1/7/2024, gồm có:

Đối tượng 1: Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau: bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; mồ côi cả cha và mẹ; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;

Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật; cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội; cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;

Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

Đối tượng 2: Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này mà đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học nhưng tối đa không quá 22 tuổi.

Đối tượng 3: Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.

Đối tượng 4: Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.

Đối tượng 5: Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây: người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

Tăng 38,9% trợ cấp xã hội hàng tháng cho 8 đối tượng, là những ai?

Tăng 38,9% trợ cấp xã hội hàng tháng cho 8 đối tượng, là những ai?

Người từ đủ 80 tuổi trở lên không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng; trợ cấp xã hội hàng tháng; người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

Đối tượng 6: Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định của pháp luật về người khuyết tật.

Đối tượng 7: Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.

Đối tượng 8: Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.

Được biết, tổng kinh phí cho trợ cấp xã hội hàng tháng năm 2024 ước tính vào khoảng 32.293 tỷ đồng, đã tăng thêm 4.718 tỷ đồng so với kế hoạch trước đó.

Kinh phí này sẽ được sử dụng trong thời gian 6 tháng cuối năm để hỗ trợ khoảng 3.356 triệu đối tượng bảo trợ xã hội và khoảng 349.000 đối tượng hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

Việc điều chỉnh này hướng đến việc cải thiện phần nào điều kiện sống cho những người có hoàn cảnh khó khăn và góp phần đảm bảo sự công bằng trong hỗ trợ xã hội.

Người cao tuổi thuộc trường hợp nào sẽ được nhận trợ cấp xã hội?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa chính thức được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV (có hiệu lực từ ngày 1-1-2025), công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng (trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ), hoặc người từ đủ 70 tuổi đến dưới 75 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đáp ứng đủ điều kiện quy định, thì được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, do ngân sách Nhà nước bảo đảm.

Đồng thời, luật cũng quy định, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, và khả năng của ngân sách Nhà nước từng thời kỳ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.