Trong đêm 9-9, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có Công điện số 13 hỏa tốc chỉ đạo các đơn vị tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông.
Phong toả nhà 3 tầng gần hồ Hoàn Kiếm bị nghiêng sau bão số 3
Nước sông Hồng lên nhanh, Hà Nội báo động lũ cấp 1
Mực nước tại sông Hồng vẫn tiếp tục dâng cao, nhấn chìm nhiều hoa màu của người dân. Ảnh: Vũ Trà Giang
Hà Nội ban hành Lệnh báo động 1 trên sông Hồng vào hồi 11 giờ 10 phút ngày 10/9/2024 tại địa phận các quận: Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên và các huyện: Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm. Ảnh: Vũ Trà Giang
Lũ lên cao tại sông Hồng. Ảnh: Vũ Trà Giang
Ảnh: Vũ Trà Giang
Quận Hoàn Kiếm: Di dời 46 hộ ven sông Hồng khỏi khu vực nguy hiểm
Theo Chủ tịch UBND phường Chương Dương Nguyễn Văn Vĩnh, vị trí bờ vở sông Hồng thuộc phường Chương Dương có chiều dài 1,6km, nguồn gốc đất là đất bãi bồi sông Hồng, chia làm hai khu vực chính: Khu vực bồi đắp từ đầu ngõ 114 Hàm Tử Quan – 405 Bạch Đằng; khu vực bờ vở sông và bãi bồi ven sông đã ngập nhanh. Phần đất bãi giữa đã ngập hoàn toàn, các thuyền chài ở khu vực này đã được sơ tán từ trước đó, trước khi cơn bão số 3 đổ bộ.
Phần bờ vở sông Hồng từ ngõ 114 Hàm Tử Quan đến bến Chương Dương Độ, nước sông lên cao làm ngập bãi xe Công ty Hoàng Kim tại 48 Chương Dương Độ. UBND phường đã chỉ đạo Công an phường thông báo Công ty Hoàng Kim sơ tán xe, phương tiện, vật dụng theo mực nước lên. Nhân dân đã tự di dời tài sản khỏi vùng úng ngập.
Khu vực từ địa chỉ 407 Bạch Đằng đến 727 Bạch Đằng (giáp với phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng), đoạn bờ sông qua khu dân cư phường Chương Dương (nhà dân tiếp giáp bờ sông), có chiều dài khoảng 800m, đã được đầu tư xây dựng chân kè để đảm bảo ổn định, tránh sạt lở. Hiện tại, có 46 hộ dân ven sông Hồng tiếp giáp với phần kè trên (gồm 162 nhân khẩu). Các nhà dân ở đây đã được tổ dân phố, cảnh sát khu vực vận động di dời sang nhà hàng xóm hoặc nhà người thân ở khu vực địa hình cao hơn trong phố.
Hà Nội báo động lũ khẩn cấp, cảnh báo ngập lụt mở rộng
Hiện nay lũ trên sông Cầu qua Sóc Sơn, sông Bùi qua Chương Mỹ, sông Tích qua Quốc Oai ở Hà Nội đã vượt báo động 3, mức báo động khẩn cấp. Dự báo lũ trên các sông tiếp tục lên nhanh, trên sông Cà Lồ qua Đông Anh cũng vượt báo động 3 trong ngày hôm nay.
Đỉnh lũ trên sông Đà ở mức BĐ1 đến trên BĐ1; sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy ở mức xấp xỉ đến trên BĐ2. Cảnh báo ngập lụt sẽ diễn ra tại các huyện Chương Mỹ, Phúc Thọ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất và Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh và một số bãi giữa, bãi bồi vùng trũng thấp ven sông thuộc quận Hoàn Kiếm, Long Biên, Tây Hồ, Gia Lâm.
Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Hà Nội cũng ra Lệnh báo động trên sông Hồng vào hồi 9 giờ 00 phút ngày 10/9/2024 tại địa phận các xã ven đê thuộc huyện Thường Tín, Phú Xuyên. Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Hà Nội các huyện Thường Tín, Phú Xuyên, các đơn vị ở địa phận trên và các ngành, các cán bộ đã được giao nhiệm vụ thi hành nghiêm chỉnh những quy định khi có lệnh báo động
Dừng chạy tàu hỏa qua cầu Long Biên – Hà Nội
Hôm nay (10/9), các chuyến tàu khách từ Hà Nội – Hải Phòng xuất phát (qua cầu Long Biên) sẽ trả khách tại ga Gia Lâm. Cùng với đó, toàn bộ tàu hàng từ phía Bắc (từ Lào Cai) về Hà Nội sẽ tạm dừng do không chạy được qua cầu Long Biên và đường vành đai (Hà Đông – Văn Điển).
“Hiện đường sắt khu vực Hà Nội ngập nặng. Giáp Bát không thể tổ chức xếp dỡ hàng hóa. Tuyến vành đai Bắc Hồng – Văn Điển không thể chạy tàu nên không đưa hàng giữa các ga Đông Anh, Yên Viên và ga Giáp Bát”, ông Hoan cho hay.
Nước sông Hồng dâng cao, uy hiếp an toàn cầu Long Biên.
Nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội bị ngập
Xung quanh khu vực mênh mông biển nước. Ảnh: Nhật Anh
Nước Sông Hồng lên cao nhấn chìm sân chơi trong ngõ 203 đường Hồng Hà, Long Biên
Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội cho biết trận mưa rạng sáng 10/9, đã khiến nhiều điểm bị ngập.
Lượng mưa đo được đến 6h30 ngày 10/9, tại quận Hoàn Kiếm là 110mm, quận Hoàng Mai là 330mm, quận Ba Đình 99mm, quận Cầu Giấy 120mm, quận Hai Bà Trưng 178mm, Tây Hồ 125mm, quận Đống Đa 98mm, quận Nam Từ Liêm137 mm, quận Thanh Xuân180 mm, quận Hà Đông 146mm.
Khu vực huyện Thanh Trì lượng mưa đo được là 237mm, Sóc Sơn 52mm, Đông Anh 90mm, Đan Phượng 67mm.
Một số thuyền của người dân cũng được neo đậu vào sát khu vực mép sông. Ảnh: Nhật Anh
Một số người dân chuẩn bị áo phao để di chuyển bằng thuyền bởi xung quanh khu vực nước dâng cao, bủa vây khu dân cư. Ảnh: Nhật Anh
Hiện tại nước không có dấu hiệu dâng lên thêm. Ảnh: Nhật Anh
Ảnh: Nhật Anh
Tại Chương Dương Độ, phường Bạch Đằng, nước lên nhấn chìm nhiều vật nuôi. Người dân tập trung bán nốt gà, lợn. hích ảnh
Khắp tuyền đường xung quanh khu dân cư đểu chìm sâu trong biển nước, việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Nhật Anh
Sau bão, 114 trường học ở Hà Nội chưa mở lại, có nơi tính phương án dạy trực tuyến
Sáng 10/9, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết, tính đến tối qua (9/9) toàn thành phố có 114 trường học chưa thể đón học sinh trở lại trường học do ảnh hưởng của bão số 3.
“Tuy nhiên, thời tiết từ đêm qua tới sáng nay diễn biến phức tạp, nhiều địa phương có mưa to đến rất to, có nguy cơ xảy ra ngập lụt ở một số nơi. Vì thế, số lượng trường học có thể bị ảnh hưởng của thiên tai, khó tổ chức dạy học trực tiếp hôm nay có thể tăng lên”, ông Cương nói.
Cũng theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, trong ngày hôm nay, Sở cử cán bộ đi kiểm tra, ghi nhận tình hình ở vùng có các trường học bị ngập lụt, chịu ảnh hưởng nặng nề sau bão.
Sở GD&ĐT Hà Nội đã chỉ đạo Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên, hiệu trưởng các nhà trường cần thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và các thông tin cảnh báo liên quan; hằng ngày cần rà soát toàn bộ điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác với tinh thần phải bảo đảm tuyệt đối an toàn mới được tổ chức dạy học trực tiếp.
Các nhà trường chú trọng triển khai phương án bảo đảm an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị.
Với các đơn vị, nhà trường bị ảnh hưởng nặng của bão; các trường ở xã đảo, ở địa bàn vùng trũng… cần có kế hoạch, chủ động triển khai hình thức dạy học trực tuyến để bảo đảm kế hoạch thời gian năm học.
Nhiều trường học ở Hà Nội tan hoang sau bão.
Khu vực Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội ngập sâu sau đêm mưa lớn
Trận mưa lớn từ chiều tối đến đêm qua (9/9) đã khiến nhiều khu vực Lê Trọng Tấn, Hoài Đức, Hà Nội ngập sâu. Giao thông qua khu vực này cũng trở nên hỗn loạn.
Rác, nước bẩn và ngập khiến ai cũng ngao ngán. Theo người dân tại khu vực này cho biết, khu này năm nào cũng ngập, thế nhưng năm nay ghi nhận tình trạng ngập sâu nhất.
Nước ngập khiến người dân di chuyển khó khăn. Ảnh: Xuân Hoàng
Ai cũng phải xắn quần lội qua vùng nước ngập. Ảnh: Xuân Hoàng
Các bậc phụ huynh, cô giáo vất vả đón con đến trường. Ảnh: Xuân Hoàng
Các bậc phụ huynh, cô giáo vất vả đón con đến trường. Ảnh: Xuân Hoàng
Nhiều người phải dắt xe lội bộ. Ảnh: Xuân Hoàng
Nhưng cũng bị sóng xe ô tô đánh ngã sõng soài. Ảnh: Xuân Hoàng
Nhiều xe khác lại chết máy nằm sửa trên đường. Ảnh: Xuân Hoàng
Nhiều em nhỏ được bố mẹ bế hoặc cho ngồi cao trên xe máy để vượt qua đoạn đường ngập đến trường. Ảnh: Xuân Hoàng
Nhiều đoạn đường ngập nguyên bánh xe, người dân đi lại khó khăn
Nhiều người bỏ xe ở nha, chấp nhận lội nước vượt qua đoạn đường ngập để đến trường học, công sở
Một phương tiện bị chết máy khi di chuyển qua đoạn đường ngập sâu
Dù biết đoạn đường ngập, nước dâng cao nhưng nhiều người vẫn liều lĩnh phóng xe qua
Một chiếc xe khách bị hư hỏng ngay đoạn đường ngập, phải gọi cứu hộ đến kéo về sửa chữa
Xe bồn của công ty thoát nước liên tục hút nước giảm ngập cho đường Lê Trọng Tấn