Lựu Trung Quốc đang được bán la liệt chợ Việt, có loại giá chỉ 7.000 đồng/kg. Với mức giá này, lựu là loại trái cây có mức giá bán rẻ nhất tại chợ hiện nay.

Hôm qua (23/10), chị Thanh Trà – đầu mối bán trái cây ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội) – đăng rao bán thùng lựu trọng lượng 14kg với giá 99.000 đồng. Tức 1kg lựu nếu mua theo thùng giá chỉ 7.000 đồng, còn mua lẻ có giá 10.000 đồng/kg. Chị có tổng 70 thùng lựu bán trong ngày hôm qua.

Theo chị Trà, vào mùa thu hoạch lựu Trung Quốc thường tràn sang chợ Việt với giá bán khá rẻ, dao động quanh mốc 15.000-20.000 đồng/kg. Dịp này giá siêu rẻ, hàng bán bán la liệt chợ. Ngay cả lựu Vip được bao trong từng lớp lưới xốp, có tem nhãn giá cũng chỉ 25.000 đồng/kg, rẻ bằng nửa so với mùa lựu năm ngoái.
luu trung quoc.jpgLựu Trung Quốc được rao bán la liệt chợ (Ảnh: NVCC)
“Quả lựu có nhiều tác dụng tốt cho sức khoẻ. Đây là trái cây khoái khẩu của nhiều chị em phụ nữ vì lựu có tác dụng giảm cân, giúp no lâu ngăn chặn sự thèm ăn”, chị nói. Thế nên, các chị em thường đặt mua 5kg hoặc nguyên thùng 10kg về tách hạt ăn hoặc ép nước uống dần.

Hiện, tại cửa hàng của chị Trà lựu về đều đặn mỗi ngày, số lượng tuỳ vào đơn khách đặt. Theo đó, giá càng rẻ càng đắt khách mua. Như thời điểm đầu mùa, giá lựu dao động từ 20.000-30.000 đồng/kg, một ngày chị chỉ bán hết 40-50 thùng. Nhưng mấy ngày trở lại đây, giá lựu siêu rẻ, lượng hàng bán ra tăng gấp đôi.

Các quán cà phê cũng đặt mua nhiều. Bởi, đây gần như là loại trái cây có giá rẻ nhất hiện nay, mua về ép nước bán cho khách đảm bảo lợi nhuận tốt, chị chia sẻ.

Trên thị trường, lựu Trung Quốc được rao bán tràn ngập với giá siêu rẻ. Đơn cử, loại lựu phổ thông quả được bọc trong từng túi nilon mỏng có giá 7.000-10.000 đồng/kg; lựu Vip hạt mềm quả bọc trong lưới xốp giá 25.000 đồng/kg; lựu Tunisa những năm trước bán tại chợ Việt với giá 60.000-80.000 đồng/kg, nay cũng chỉ 30.000-35.000 đồng/kg,…
luu trung quoc.jpgNhiều đầu mối rao bán lựu Trung Quốc với giá chỉ vài nghìn đồng 1kg (Ảnh: NVCC)
Trao đổi với PV.VietNamNet, anh Vũ Văn Công – đầu mối đổ sỉ trái cây tại chợ online có tới trên 300.000 thành viên tham gia mua bán – thừa nhận, giá lựu đang rất rẻ.

Theo đó, anh đổ sỉ lựu 9A loại đẹp với giá 90.000 đồng/thùng 10kg; hàng loại trung giá 100.000 đồng/thùng 15kg. Mức giá này áp dụng cho khách lấy sỉ từ 5 thùng trở lên; với khách sỉ lấy 10-50 thùng sẽ có giá tốt hơn.

Năm nay loại quả nào của Trung Quốc nhập về Việt Nam giá cũng rẻ chứ không riêng gì lựu. Tuy nhiên, những năm trước thường chỉ táo đá mới có giá vài nghìn đồng/kg, lựu rẻ cũng trên 10.000 đồng. Vụ này ngược lại, giá lựu chỉ vài nghìn đồng 1kg, anh Công cho hay. Nhờ giá rẻ nên lượng lựu anh bỏ sỉ cũng tăng mạnh.

Loại quả này được anh nhập về rồi bỏ sỉ cho khách từ giữa tháng 7 Âm lịch đến nay, trung bình một ngày tiêu thụ hết 3,5 tấn. Hiện rộ mùa, giá rẻ hơn nên lượng hàng đổ cho khách sỉ tăng gấp rưỡi.

Riêng lựu Tunisia về theo chuyến khoảng 15 tấn, chứ không theo ngày do được đóng thùng giấy và vận chuyển bằng xe container lạnh. Lựu về kho được bỏ sỉ cho các cửa hàng trái cây. Có khách sỉ lấy 300-400 thùng/lần. Một chuyến hàng như vậy, chỉ cần bỏ sỉ trong vài ngày là hết, anh chia sẻ.

Cũng theo anh Công, nước ta không trồng được lựu nên thường nhập khẩu từ Thái Lan, Peru, Đài Loan (Trung Quốc),… nhưng lượng hàng khá khiêm tốn, giá cũng đắt đỏ. Còn loại giá rẻ đang bán tại chợ đều là hàng Trung Quốc.

8 loại quả Trung Quốc ngậm nhiều hóa chất nhất, đừng dại mua kẻo tiền mất tật mang

Các loại hoa quả Trung Quốc được bày bán rất nhiều khiến chúng ta khó phân định. Dưới đây là 8 loại quả tẩm nhiều hóa chất độc hại nhất.

Lựu

1

 

Ảnh minh họa

Ở nước ta, lựu được nhập chủ yếu tập trung vào tháng 7 đến tháng 12, chính vụ khoảng từ tháng 7-10. Vào những tháng cao điểm, mỗi ngày nhập khoảng trên dưới 100 tấn lựu.

Tại Việt Nam, hoa quả được trồng rất phong phú. Tuy nhiên nước ta không có vùng trồng lựu. Chính vì thế lựu bán ở chợ gần như 100% là hàng Trung Quốc.

Lựu là loại quả ngâm tẩm rất nhiều hóa chất. Nhiều quả đẹp mã, to, mỡ màng nhưng khi bổ ra lại thối đen bên trong. Nói chung chúng ta nên cân nhắc khi mua loại quả này.

Cam

2Cam lòng vàng, cam xanh bóc vỏ là hai loại cam được nhập về Việt Nam nhiều nhất với số lượng lên tới 100 tấn/ngày vào thời kỳ chính vụ. Cam xanh bóc vỏ thường chín vào thời điểm từ tháng 8 trở đi, cam đường thường nhập về vào dịp cuối năm và kéo dài sang tới mùa xuân năm sau.

 

Giá cam xanh Trung Quốc chỉ dao động khoảng 20.000 – 30.000 đồng/kg, vỏ mỏng, không hạt, quả nhỏ bằng một nửa cam Việt Nam, khi ăn có thể bóc vỏ giống như vỏ quýt.

Cam sành Việt Nam có hai loại, một loại có vỏ sần sùi màu hơi vàng, xấu mã (cam Hà Giang, cam Tuyên Quang) thường thu hoạch vào mùa đông dịp cận Tết và sau Tết âm lịch khoảng 1 tháng sẽ hết mùa.

Thứ hai là cam sành vỏ xanh miền Nam, loại này có quanh năm, giá bán khoảng 70.000-75.000 đồng/kg.

Cam lòng vàng thường rất khó phân biệt được đâu là cam Trung Quốc, đâu là cam Việt Nam. Hình dáng bên ngoài loại cam này rất giống với loại cam Vinh và cam Cao Phong.


 

3Ở nước ta, lê được trồng tại các tỉnh hà Giang, Lạng Sơn… thu hoạch vào mùa thu, tuy nhiên, sản lượng rất ít. Vì thế lê được bán tràn lan ở chợ thường là hàng Trung Quốc.

Trong một số mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc, người ta tìm thấy hóa chất Endosulfan. Đây là hóa chất độc hại đứng thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn thế giới do Liên hợp quốc công bố.

Khi chất độc tích tụ trong cơ thể có thể làm rối loạn nội tiết, ảnh hưởng tới cơ quan sinh sản, thậm chí gây vô sinh.

Dưa lưới

4Dưa lưới là loại quả được nhập nhiều từ Trung Quốc. Dưa lưới nhiều nhất được thu hoạch vào tháng 8, 9, 10. Thời gian cao điểm, mỗi ngày có khoảng 90 tấn dưa được nhập qua cửa khẩu về Việt Nam.


 

Loại dưa lưới vàng này có đặc điểm quả hình bầu dục, trọng lượng quả nặng từ 3-4kg/quả, đang được bán tại chợ với giá dao động từ 20.000-25.000 đồng/kg.

Khi mua dưa lưới, bạn cần để ý một số cách phân biệt để chọn được dưa Việt Nam như sau:

– Màu sắc: Dưa lưới Việt Nam là giống dưa Nhật hoặc Hà Lan quả tròn, vỏ xanh, có một số giống dưa lưới vỏ vàng nhưng trọng lượng trung bình chỉ 2kg đổ lại.

– Vỏ dưa: Quả dài, to, ruột rỗng, vân lưới thường chìm hơn, quả to từ 3-5kg, độ ngọt dưa lưới Trung Quốc không có vị ngọt thanh như dưa Việt Nam.

– Tốt nhất là nên mua những quả dưa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, do đơn vị cung cấp thực phẩm sạch tại Việt Nam.


 

Nho

Nho được nhập khẩu quanh năm vào nước ta. Vào mùa cao điểm, mỗi ngày có thể nhập về 100 tấn nho Trung Quốc. Chủ yếu nhập các loại nho đỏ, nho xanh (cả loại có hạt và không hạt).

Thực tế, trên thị trường, từ siêu thị cho đến chợ lớn, chợ nhỏ, các loại nho Trung Quốc được bày bán tràn lan với giá khá rẻ chỉ ở mức 30.000-40.000 đồng/kg tuỳ loại và tuỳ vào thời điểm. Thâm chí, vào thời kỳ cao điểm, nho chỉ có giá 20.000-25.000 đồng/kg.

Tuy nhiên nho Trung Quốc có chứa rất nhiều chất bảo quản, các loại thuốc độc gây hại cho cơ thể.

Táo


 

Táo là loại quả phổ biến được nhập quanh năm. Tại một số chợ, táo Trung Quốc có mẫu mã đẹp thường được gắn mác thành táo Mỹ, Newzealand với giá bán dao động từ vài chục ngàn cho tới trên 100 ngàn đồng/kg tùy loại.

Táo Trung Quốc ăn xốp, nhạt, còn các táo khác ăn ngọt, giòn và rất thơm.

Táo là loại quả chứa rất nhiều chất bảo quản, nếu bạn để yên cả quả, thậm chí cả năm sau quả vẫn bóng đẹp y như vừa mới mua.

Hồng ngâm

7Hồng ngâm được nhập từ Trung Quốc về với số lượng rất lớn. Đặc điểm của hồng ngâm Trung Quốc là vuông thành, mẫu mã đẹp với kích thước to ngang quả cà chua.


 

Với loại hồng vuông Trung Quốc, nếu so về hình dáng, kích thước cũng như màu sắc bên ngoài giống hệt với hồng giòn Mộc Châu. Tuy nhiên, khi bổ quả hồng vuông Trung Quốc ra sẽ thấy quả màu hơi vàng nhạt, ăn mềm. Còn hồng vuông Mộc Châu vỏ vàng đỏ, thịt hồng cứng có vàng cam, ăn giòn, thơm.

Với hồng quả tròn Trung Quốc vỏ mỏng, hơi dài hơn so với hồng Đà Lạt. Đặc biệt, hồng giòn Đà Lạt có đặc điểm là một đầu hơn nhọn. Khi ăn, hồng Đà Lạt cũng sẽ giòn ngọt hơn hồng Trung Quốc.

Quýt siêu ngọt

8Quýt siêu ngọt Trung Quốc được bán tràn lan tại các chợ Việt Nam, loại quýt này rất độc, tồn dư thuốc bảo vệ thực vật luôn vượt mức cho phép.

Loại quả này phổ biến từ khoảng cuối tháng 9 dương cho tới hết tháng 10 âm lịch đối với loại quýt tươi, còn loại quýt được bảo quản thì thời gian nhập về Việt Nam sẽ kéo dài hơn nhiều.