Hơn 1 tuần sau sinh, tôi bảo bế cháu thì con dâu mới miễn cưỡng đưa thằng bé cho.
Con dâu về nhà tôi làm dâu được gần 3 năm. Để thoải mái, sau cưới vợ chồng tôi mua 1 căn chung cư 70m2 cho 2 đứa nó ở riêng. Mẹ chồng con dâu cũng vì thế mà không có bất cứ va chạm nào. Cứ cách tuần, các con lại về nhà để cùng nhau ăn uống đầm ấm.
Sau cưới, thấy 2 con mãi chưa có tin vui nên tôi sốt ruột hỏi thì mới biết tụi nó kế hoạch vì bảo tập trung phát triển kinh tế. Con dâu còn bảo:
“Khi nào để dành được 1 tỷ thì con mới yên tâm bầu bí và nằm ổ”.
Thấy 2 đứa quyết tâm vậy nên tôi cũng không ý kiến gì. Tôi chỉ khuyên chúng đang độ tuổi ưu sinh thì nên tận dụng sinh sớm. Như vậy cả 2 mẹ con đều khỏe mạnh và an toàn trong thai kỳ.
Để ngầm khuyến khích con dâu sinh, tôi còn treo thưởng lớn:
Giữ đúng lời hứa nên khi 2 đứa chìa que thử “2 vạch” và giấy khám thai của bệnh viện là tôi chuyển thẳng 1 tỷ đồng vào tài khoản của con dâu. (Ảnh minh họa)
Khỏi phải nói con dâu vui và khấp khởi lắm, bảo sẽ nhanh chóng giành được 1 tỷ tiền thưởng của mẹ chồng về tay. Gần 3 năm sau ngày cưới, con dâu tôi mang bầu. Giữ đúng lời hứa nên khi 2 đứa chìa que thử “2 vạch” và giấy khám thai của bệnh viện là tôi chuyển thẳng 1 tỷ đồng vào tài khoản của con dâu.
Suốt những ngày thai kỳ, dù không ở cùng nhà nhưng tôi thường mua nhiều đồ tẩm bổ, váy bầu cho con dâu. Lần nào vợ chồng nó đi khám thai, tôi cũng gọi điện sang hỏi thăm khám thế nào, thai nhi phát triển ra sao. Nhưng lần nào con dâu cũng đều bảo thai nhi phát triển bình thường, không vấn đề gì. Thấy vậy tôi cũng mừng cho vợ chồng trẻ.
Sang đến nơi thấy con dâu mới sinh mà cứ bế con khư khư. Xót con nên tôi bảo đưa tôi bế đỡ đần nhưng con dâu không muốn. Những ngày sau cũng vậy, tôi còn nghĩ chắc con dâu lo mẹ chồng không biết bế trẻ con, sợ bị lọt tay làm rơi ngã cháu chăng.
Hơn 1 tuần sau sinh, tôi bảo bế cháu thì con dâu mới miễn cưỡng đưa thằng bé cho. Thấy thằng bé ngọ nguậy, tôi sợ cháu tè ướt bỉm nên vạch tã ra xem thì thấy chân của cháu có vấn đề. Một bên bàn chân cháu không thẳng như những đứa trẻ bình thường khác mà bị khoèo sang 1 bên tựa như hình ảnh cây gậy đánh golf khiến tôi chết lặng.
Hơn 1 tuần sau sinh, tôi bảo bế cháu thì con dâu mới miễn cưỡng đưa thằng bé cho. (Ảnh minh họa)
Thì ra con dâu đã biết rõ con bị dị tật chân bẩm sinh nên cố tình không nói với mẹ chồng. Đã vậy còn bảo con trai không được nói cho bố mẹ biết. Giờ bị phát hiện nên nó bảo rằng:
“Cháu bị khoèo chân như này từ 3 tháng giữa mang thai tụi con mới biết và vẫn đang điều trị ạ. Chúng con không nói vì sợ ông bà lo”.
Nghe con dâu nói mà tôi vừa thương vừa giận. Cháu bị dị tật chân là cả vấn đề lớn mà cứ im im. Nguyên nhân vì đâu mà cháu tôi lại bị dị tật bẩm sinh như vậy?
Những trường hợp mẹ bầu nào có nguy cơ cao sinh con bị dị tật?
Mẹ mang bầu có nằm trong các trường hợp dưới đây con sinh ra có nguy cơ cao bị dị tật ở chân.
Tuổi mẹ ≥35 tuổi: Phụ nữ trên 35 tuổi đang bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, chất lượng trứng bắt đầu suy giảm. Do đó, trứng tạo ra có thể bị lỗi, hoặc trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử không phát triển bình thường, tạo ra các dị tật.
Ngoài ra, phụ nữ trên 35 tuổi cũng đang dần đến thời kỳ loãng xương nên khi mang thai nguy cơ loãng xương càng cao hơn. Thai nhi không được cung cấp đủ canxi từ mẹ sẽ dẫn tới các rối loạn phát triển xương, gây ra các dị tật về xương khớp.
Tiền sử gia đình có dị tật bẩm sinh: Trong trường hợp dị tật do gen quy định, nếu trong gia đình từng có người bị dị tật ở chân bẩm sinh, thì bố mẹ có nguy cơ cao mang gen gây bệnh và có hoặc không biểu hiện ra kiểu hình. Khi mang thai, bé có khả năng cao mang cặp gen gây bệnh của bố mẹ, khi đó thai nhi sinh ra sẽ bị dị tật tương tự.
Các biến chứng thai kỳ ở mẹ (tăng huyết áp do thai nghén, suy giáp, suy giáp cận lâm sàng, bệnh thận mãn tính, v.v.): Mẹ khi mang thai nếu không có chế độ ăn, môi trường và lối sống lành mạnh, hợp lý thì khả năng bị các biến chứng thai kỳ là rất cao. Nếu mẹ không chú ý kiêng cữ, làm cho các biến chứng trở nặng thì nguy cơ con sinh ra bị các dị tật là rất lớn.
Nhiễm trùng TORCH sớm: Đây là trường hợp trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ bị nhiễm virus gây bệnh có thể truyền và gây dị tật sang thai nhi như toxoplasma gondii, rubella, cytomegalovirus, herpes simplex virus,…
Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Trong thời gian mang thai, mẹ thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại sẽ làm tăng nguy cơ con sinh ra mắc các dị tật bẩm sinh. Vì các loại hóa chất mẹ hít phải sẽ đi vào cơ thể mẹ và bé, có thể làm ảnh hưởng quá trình phát triển của thai nhi, gây biến đổi gen, tạo ra các dị tật.
Dùng glucocorticoid hoặc thuốc an thần: Khi mang thai, mẹ bầu rất nhạy cảm nên hay bị ngứa da, dị ứng và mất ngủ. Nếu mẹ tự ý sử dụng các loại thuốc chứa corticoid và thuốc an thần để tự điều trị thì chúng không chỉ gây ra tác dụng phụ không mong muốn ở mẹ mà còn có khả năng gây dị tật ở bé.