Bà Thảo vẫn luôn tin rằng chỉ cần cố gắng thêm vài tháng nữa, đợi cháu đi học rồi bà sẽ trở về bên ông. Thế nhưng, giờ đây cơ hội ấy đã vĩnh viễn khép lại.
Người ta thường nhắc đến vợ chồng ông Cường và bà Thảo như một cặp đôi hoàn hảo. Cả 2 kinh doanh thành công, có một cô con gái xinh xắn, giỏi giang. Cuộc sống của họ từng là niềm mơ ước của biết bao người. Nhưng rồi, chuyện ly hôn của ông Cường và bà Thảo bất ngờ xảy đến như một cú sốc.
Sau khi con gái lấy chồng, cô quyết định chuyển vào miền Nam để lập nghiệp cùng chồng. Một năm sau con gái ông bà sinh con, bà Thảo thương con, lo cháu bơ vơ nơi đất khách nên vào Nam để giúp con gánh vác chuyện gia đình. Ban đầu bà chỉ dự định ở lại vài tháng, nhưng rồi việc chăm sóc cháu, hỗ trợ con cái kinh doanh cuốn lấy bà. Thời gian thấm thoắt trôi qua, bà ở lại đến hơn 3 năm, chỉ thi thoảng mới về thăm ông Cường được vài ngày.
Bà Thảo vì thương con thương cháu nên chấp nhận để chồng ở quê một mình. (Ảnh minh họa)
Ở lại căn nhà vắng vẻ, ông Cường dần cảm nhận rõ rệt sự cô đơn. Ông lủi thủi chăm chút khu vườn nhỏ phía sau nhà, hàng ngày dạo quanh khu phố chỉ để tìm chút hơi ấm của cuộc sống. Ông từng hy vọng bà Thảo sẽ trở về, nhưng rồi bà cứ mãi hứa hẹn mà chẳng bao giờ thực hiện. Cô đơn khiến ông dần trở nên lãnh cảm, những ngày tháng trôi qua với ông như một cái bóng lặng lẽ.
Một buổi chiều, khi ông Cường đang tưới cây thì bỗng thấy chóng mặt, chân không đứng vững nổi. Ông ngã khuỵu xuống đất, mồ hôi vã ra như tắm. Bà Tâm, người hàng xóm bên cạnh, nghe thấy tiếng động liền chạy sang. Thấy ông ngất đi, bà vội đỡ ông vào nhà, tìm dầu gió xoa bóp rồi chạy đi mua cháo về cho ông ăn.
Sau lần đó, bà Tâm thường ghé qua nhà thăm nom ông Cường. Bà cũng sống một mình, chồng mất sớm, con cái lại ở xa nên đồng cảm với nỗi cô đơn của ông. Cứ thế, giữa hai người dần nảy sinh một sự gần gũi, chia sẻ. Bà Tâm thường giúp ông nấu ăn, chăm sóc lúc ông ốm đau. Ông Cường cũng cảm nhận được sự quan tâm, ấm áp mà bà mang đến, khác hẳn với sự lạnh nhạt và khoảng cách trong cuộc hôn nhân đã cũ.
Rồi một ngày, bà Tâm rụt rè đến bên ông Cường, thở dài nói: “Tôi không ngờ lại nói điều này với ông, nhưng tôi đã có thai”. Ông Cường ngỡ ngàng, trầm ngâm rất lâu. Ông cũng không nghĩ ở độ tuổi 60 rồi mà khả năng sinh con vẫn còn “nhạy” thế. Giờ đây chính ông Cường phải đối diện với sự thật và đưa ra quyết định rõ ràng.
Vài ngày sau, ông viết thư cho bà Thảo thông báo về tình hình hiện tại. Nhận được tin, bà Thảo và con gái vội vàng bay về nhà, tổ chức một buổi họp gia đình. Nhìn người chồng từng một thời yêu thương mình hết mực, bà Thảo bàng hoàng và không biết nói gì. Ông Cường chậm rãi nói:
Nghe đến đây, bà Thảo chỉ biết gục đầu im lặng. Cô con gái khóc nức nở, nhưng cũng không biết nói gì thêm. Mọi người trong họ hàng chỉ còn biết đứng nhìn, thở dài.
Thời gian sau, căn nhà cũ đã được sang tên cho người chủ mới. Ông Cường cùng bà Tâm dọn đến một căn nhà nhỏ ở ngoại ô, sống yên bình bên nhau. Còn bà Thảo và con gái trở về miền Nam, tiếp tục cuộc sống bận rộn. Ai ngang qua căn nhà cũ đều không khỏi xót xa, nhớ về một gia đình từng hạnh phúc, giờ đây đã rẽ sang lối khác. Ban đầu, người ta xì xào rằng ông Cường bị “ăn ốc đổ vỏ,” bởi ở tuổi 60, ai mà nghĩ còn khả năng sinh con. Thế nhưng, càng lớn đứa bé càng mang những nét của ông như tạc, khiến ai nấy đều phải gật đầu công nhận: Sự thật đã rõ ràng hơn mọi lời đồn đoán.