Năm ngoái, mẹ chồng phải nằm viện do bị ngã. Mọi người trong nhà yêu cầu tôi tạm thời gác lại công việc để vào viện chăm sóc mẹ chồng.
Tôi và chồng đã kết hôn được 8 năm, sống chung với bố mẹ và em chồng. Cuộc sống khá bình yên nhưng trong gia đình nhà chồng, tôi luôn cảm thấy mình là người ngoài, không thể hòa nhập. Bởi khi có việc gì quan trọng trong gia đình, tôi luôn là người được thông báo cuối cùng, khi mọi người đã bàn bạc xong xuôi.
Điều khiến tôi càng hoang mang hơn là mọi người trong nhà đều có chìa khóa nhà, nhưng tôi thì không. Mỗi lần về nhà, nếu không có ai ở nhà, tôi thường phải đợi ở ngoài rất lâu. Mỗi lần đề cập đến chuyện này với chồng, anh luôn nói sẽ giải quyết nhưng chìa khóa lại không bao giờ giao cho tôi.
Dù cảm thấy bị coi là người ngoài nhưng tôi không làm ầm ĩ vì không muốn gia đình bất hòa, to tiếng. Thay vào đó, tôi cố gắng làm việc chăm chỉ và hy vọng nhận được sự tôn trọng của nhà chồng nhờ nỗ lực của mình.
Năm ngoái, mẹ chồng phải nằm viện do bị ngã. Mọi người trong nhà yêu cầu tôi tạm thời gác lại công việc để vào viện chăm sóc mẹ chồng. Nghe yêu cầu này, tôi rất bối rối.
Biết rằng các thành viên trong gia đình cần giúp đỡ lẫn nhau nhưng tôi cũng có sự nghiệp và cuộc sống riêng cơ mà. Điều khiến tôi khó chấp nhận hơn nữa là họ dường như cho rằng tôi nên đóng góp cho gia đình này vô điều kiện, cho dù điều đó có nghĩa là phải hy sinh lợi ích của bản thân.
Tôi luôn cảm thấy mình là người ngoài trong nhà chồng. (Ảnh minh họa)
Tôi nhẹ nhàng nói với chồng:
– Em biết chúng ta nên giúp đỡ gia đình, nhưng em cũng có công việc và trách nhiệm của riêng mình. Em không thể nghỉ việc để chăm sóc mẹ được.
Chồng nghe xong có chút không vui, anh nói:
– Em là người trong nhà, hiện tại ở nhà có chuyện, em nên làm tròn bổn phận của mình đi chứ?
Tôi hít một hơi thật sâu, bình tĩnh nói:
– Em hiểu lập trường của anh, nhưng em cũng có cuộc sống của riêng mình, không phải là em không muốn giúp đỡ mà là chúng ta cần tìm ra giải pháp để đôi bên đều có thể chấp nhận được.
Chồng trầm mặc một lát, sau đó nói:
– Được, chúng ta nghĩ biện pháp khác.
Cuối cùng, gia đình chồng đã đồng ý thuê một y tá để chăm sóc mẹ chồng, còn tôi sẽ đến bệnh viện hỗ trợ sau giờ làm việc.
Khi mẹ chồng xuất viện, tôi ngồi ngẫm lại mọi việc và thầm biết ơn chuyện bị nhà chồng yêu cầu nghỉ việc chăm sóc mẹ chồng. Bởi nhờ chuyện này mà tôi nhận ra rằng, mình không thể luôn thụ động chấp nhận sự sắp xếp của nhà chồng, bản thân cần phải tích cực hơn trong việc đấu tranh cho quyền lợi của chính mình.
Từ đó trở đi, tôi bắt đầu tích cực tham gia vào các buổi họp gia đình và đưa ra ý kiến thẳng thắn. Thời gian trôi qua, các thành viên trong nhà bắt đầu tôn trọng tôi hơn. Họ nhận ra tôi không chỉ là vợ của chồng tôi mà còn là một cá nhân độc lập.
Sau khi tan làm, tôi sẽ vào viện chăm mẹ chồng. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, ngay khi tôi cảm thấy cuối cùng mình đã được gia đình chấp nhận thì lại có chuyện xảy ra. Em trai chồng sắp kết hôn, gia đình quyết định mua một căn nhà mới làm nhà tân hôn và yêu cầu vợ chồng tôi góp một khoản. Tuy nhiên, không ai hỏi ý kiến tôi trước đó.
Tôi rất thất vọng và nhận ra rằng, dù có làm tốt đến mấy thì tôi vẫn luôn là người ngoài cuộc trong gia đình này. Tôi không làm ầm lên mà chọn cách nói chuyện riêng với chồng:
– Em sẵn sàng cống hiến hết mình cho gia đình này. Nhưng em cũng cần được tôn trọng và thừa nhận. Em không muốn mình luôn bị bỏ qua trong những việc quan trọng của gia đình.
Chồng nghe xong im lặng hồi lâu rồi xin lỗi tôi, hứa sẽ nói chuyện lại với gia đình, cố gắng mang lại cho tôi sự tôn trọng mà tôi xứng đáng có được.
Nhờ nỗ lực của chồng, những người trong nhà bắt đầu nhận ra hành động của họ đã khiến tôi tổn thương thế nào. Họ bắt đầu thay đổi thái độ với tôi. Bây giờ, sau 8 năm làm dâu, cuối cùng tôi đã cảm nhận được sự ấm áp của gia đình này, cảm thấy mình là một phần của gia đình.
Qua câu chuyện của bản thân, tôi muốn nhắn nhủ rằng, chỉ cần kiên định với bản thân và dũng cảm bày tỏ nhu cầu của mình thì sẽ tìm được chỗ đứng của mình trong gia đình thôi. Trong một gia đình, mọi thành viên đều phải được đối xử bình đẳng.
Là con dâu, chúng ta không nên chỉ biết vâng lời, hy sinh mà hãy dũng cảm bày tỏ suy nghĩ, nhu cầu của mình. Chỉ bằng cách này, chúng ta mới có thể thực sự hòa nhập vào gia đình chồng và làm cho mối quan hệ giữa các thành viên trở nên gắn kết hơn.
Đồng thời, sự giao tiếp và hiểu biết giữa các thành viên trong gia đình cũng rất quan trọng. Chỉ bằng cách này, mọi người mới có thể cảm nhận được sự ấm áp và hỗ trợ của mái ấm gia đình.