×

L-ỡ ‘ăn ςơm trướς кẻnყ’ nȇn bɪ̣ ςả nhɑ̀ ςhồnყ кhi-nh ra mặt rồi đὸi hủy hôn, bᴏ̂́ tôi biết tin Ŀiᴇ̂̀n ςhỉ thẳnყ mặt bảσ ‘кhὀi ςần Ŀᴀ̂́y ςhồnყ, ở nhɑ̀ bᴏ̂́ nuôi’

Lỡ có bầu trước, mặc dù được gia đình hai bên chấp thuận làm đám cưới nhưng không hẳn cô dâu nào cũng thoải mái khi đối mặt với những điều tiếng từ phía nhà chồng.

“Bác sĩ bảo cưới”

Kim Oanh (Nghi Lộc, Nghệ An) trót lỡ khi còn là sinh viên năm cuối một trường cao đẳng ở Nam Định. Khi báo tin này cho bố mẹ người yêu, thấy hai ông bà cũng gật đầu cho cưới nên chị cũng yên tâm.
Không ngờ sau ngày cưới, những lúc xảy ra mâu thuẫn, mẹ chồng lại lấy chuyện cũ ra chì chiết và kèm theo những câu mỉa mai: “Không có thằng cháu còn lâu cô mới bén mảng được vào cái nhà này” hay “Chắc gì cái thai trong bụng là cháu tôi, dễ dãi thế dẫn thằng nào về phòng chẳng được”.

Không ít cô dâu trẻ lỡ mang bầu trước khi cưới đã bị nhà chồng xem thường (Ảnh minh họa:Cẩm nang gia đình)

Chị N. H. H (25 tuổi, Hà Nội) cũng không ít lần phải rơi nước mắt vì bị gia đình nhà chồng khinh rẻ, hắt hủi khi chị về làm dâu nhà ấy lúc đang mang bầu tháng thứ 3.

Chị H. tâm sự, chị và anh yêu nhau đã hơn hai năm. Hai người đã xác định lấy nhau vì vậy chị cũng chẳng hề ngại ngần khi trao thân cho anh với niềm tin tuyệt đối vào lời hứa của anh: “Chuyện cưới xin chỉ còn là vấn đề thời gian”.

Nhưng mẹ chồng vốn không ưa chị lại cho rằng, chị đã “trói” anh bằng chiêu có bầu trước để ép cưới. Bà mặt nặng mày nhẹ, dù khi đó, cái bụng chị đã lùm lùm sau áo và siêu âm là con trai.

Cưới xong, chị bắt đầu vác bụng bầu với hành trình đi xin việc. Nhưng công ty nào cũng lắc đầu, ái ngại cho một bà mẹ sắp đến thời kỳ sinh nở. Kết quả là chị thất nghiệp, ở nhà chồng nuôi. Trước, thu nhập của chồng chị không cao, gần như chỉ đủ cho bản thân anh, giờ đây cõng thêm một mẹ một con, cuộc sống càng khó khăn. Tiền lương vẫn như cũ trong khi tiền chuẩn bị sinh con thì cần ngày một nhiều, thành thử hai vợ chồng suốt ngày cãi cọ vì chuyện tiền nong.

Mẹ chồng vốn đã khó chịu vì phải cưới gấp, lại gánh thêm cái nợ con dâu không có việc làm nên càng khó tính. Họ hàng bên chồng cũng coi thường ra mặt, hùa vào bàn tán cho rằng, phẩm hạnh của chị không ra làm sao nên mới thế…

Trên Phụ nữ Chủ nhật, bạn đọc Thùy Linh (Đăk Lăk) cũng tâm sự: “Năm nay em 18 tuổi, vì dại dột nên đã có thai trước ngày cưới. Bây giờ, con em đã 4 tháng tuổi. Có lẽ vì mang thai trước khi về làm dâu nên nhà chồng không tôn trọng em. Họ thường lớn tiếng quát mắng. Em cố gắng không nghe, giả như người câm điếc.

Nhưng càng thấy em nhịn, họ càng lấn tới. Cha mẹ chồng, hai người dì ở cạnh nhà không nói chuyện với em”. Cô gái này đã rất bế tắc trong một gia đình như vậy.

Có nên ăn cơm trước kẻng?

Bạn Loan trên diễn đàn Lamchame chia sẻ: “Mình thấy các cô gái bây giờ suy nghĩ dễ dãi nhiều quá, chuyện có bầu trước hôn nhân có khi thành “thông lệ”. Nhưng như mình thấy, có bầu trước hôn nhân sẽ gây áp lực rất nhiều cho cô dâu. Bởi thế hệ cũ (bố mẹ, ông bà…) vẫn có cái nhìn xưa cũ, chuyện này lúc bình thường thì không sao, nhưng khi “cơm không lành canh không ngọt” thì coi đó là cái “tội. Còn ngược lại, cô dâu giữ được mình trước khi cưới thì lúc nào cũng ngẩng cao đầu, có bất kỳ chuyện gì xảy ra cũng không ai nói mình cố tình “trói” chồng được”.

Họ bị mang tiếng là “trói” chồng bằng đứa con (Ảnh minh họa, Nguồn: Bacsi.com)

Về vấn đề này bạn Hồng Minh, ĐH Quốc gia Hà Nội cũng thẳng thắn: “Dù bây giờ quan niệm trong mọi chuyện đã thoáng hơn. Nhưng tốt nhất các bạn gái vẫn nên có cách để tự bảo vệ giá trị của mình. Đừng vội vã có con trước hôn nhân, điều đó sẽ hạ thấp giá trị của bạn trong mắt gia đình bên chồng”.

Bạn Tit_kute trên một diễn đàn cũng chia sẻ câu chuyện của mình: “Mình cũng ở trong hoàn cảnh ấy. Dù em bé đã được 15 tháng nhưng mình vẫn cảm thấy đó như một điều tệ hại. Bố mẹ chồng từ khi cưới đến giờ không nói gì đến chuyện đó. Chỉ có điều bố chồng trước ngày cưới có hỏi chồng mình rằng “Liệu đấy chắc chắn có phải là con mày không?”.

Bạn Hồng Hạnh (Thanh Xuân, Hà Nội) cũng hài hước cho biết: “Bây giờ hình như 10 cô dâu thì có đến 7-8 cô dâu lấy chồng khi có thai cho nên mấy cửa hàng cho thuê áo cưới cũng tinh ý có thêm áo cưới cỡ lớn cho cả bà bầu”.

Người xưa thường nói “Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại” một khi chuyện đã rồi, gia đình nhà chồng sẽ mở lòng nếu như người con dâu có những động thái tích cực để sớm hòa nhập được với gia đình họ.

Hãy trở một người mẹ hiền, người vợ tốt, con dâu hiếu thảo sẽ chinh phục được các thành viên trong gia đình mới dù họ đã từng định kiến về bạn là cô gái “ăn cơm trước kẻng”.

Related Posts

Our Privacy policy

https://kenhtina.com - © 2025 News