NHÀ NGƯỜI TA CON KHÔNG CÓ BỐ MẸ CHO THÊM, CÒN NHÀ MÌNH THÌ…

Đó là lời nghẹn ngào của chị H – khi mới về Việt Nam sau 4 năm xuất khẩu lao động tại Nhật.

Kiều hối từ xuất khẩu lao động về Việt Nam khoảng 3 tỷ USD mỗi năm - Nhịp  sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Chị H chia sẻ, gia đình chị cũng thuộc dạng khá giả, có 3 người con: chị và 2 em trai. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, vì thi trượt đại học, lại không muốn về quê làm công nhân tại các khu công nghiệp nên H quyết định học tiếng để sang Nhật lao động với hy vọng thu nhập cao hơn.

Chi phí sang Nhật lúc ấy là hơn 200 triệu, bố mẹ H có một ít, với vay mượn chú bác cho đủ, khi mình sang Nhật làm sẽ gửi về để trả nợ. Sau khi trả xong chỗ nợ này, mỗi tháng H vẫn gửi đều 40-50 triệu để bố mẹ tích tiền xây nhà mới (mặc dù căn nhà cũ nhà mình đã 2 tầng, nhưng vì muốn bố mẹ nở mày, nở mặt nên H quyết định xây mới).

Chiêm ngưỡng lâu đài xây 9 năm nổi nhất làng quê ở Việt Nam

Bên cạnh việc làm cố định, H cũng buôn bán đồ Nhật – Việt, trộm vía được ủng hộ nên có khoản thu ngoài kha khá. Lúc ấy H mới nghĩ sau gì cũng về Việt Nam sống, nên có nhờ bố mẹ mua hộ 1 mảnh đất gần nhà và xây dựng giúp mình. Các chi phí H đều gửi đầy đủ, không thiếu xu nào. Trong thời gian xây, H cũng về 1 lần để xem tiến độ. Đến khi hết thời hạn xuất khẩu lao động, H về thì thấy bố mẹ lại cho em trai ở căn nhà ấy (do nó mới lấy vợ). H có ngỏ ý bảo dọn về nhà cũ để chị dọn vào thì lúc ấy mới vỡ lở ông bà để tên đất là của mình. H hoàn toàn không đứng tên giấy tờ pháp lý. Nói thì bố mẹ bảo tao nuôi mày, giờ mày làm ra tiền của tao chứ của ai.