Theo QQ, các hoạt động từ thiện của nghệ sĩ từ lâu đã là đề tài gây tranh cãi. Số tiền và cách thức làm từ thiện luôn đem lại nhiều vấn đề, đặc biệt có không ít nghệ sĩ đánh bóng tên tuổi nhờ hoạt động thiện nguyện. Đồng thời, cũng có không ít ngôi sao bị ảnh hưởng danh tiếng vì từ thiện như Dương Mịch, Chương Tử Di, Lý Liên Kiệt hay Thành Long.

Tại Trung Quốc, Thành Long được mệnh danh là “ông vua từ thiện”. Nam diễn viên thành lập quỹ từ thiện mang tên mình từ sớm và cũng có nhiều hoạt động hữu ích, nhận được lời khen ngợi của công chúng. Năm 1988, ông đã sáng lập quỹ Jackie Chan Charitable Foundation (Quỹ từ thiện Thành Long) nhằm hỗ trợ cho các bạn trẻ tại Hồng Kông vượt qua hoàn cảnh khó khăn. Sau nhiều năm hoạt động, quỹ bắt đầu mở rộng phạm vi sang nhiều lĩnh vực khác nhau như chăm sóc y tế, giúp đỡ nạn nhân trong các thảm họa… Tuy nhiên, cũng có khoảng thời gian, tên tuổi của Thành Long bị hoen ố bởi những lùm xùm từ thiện liên tiếp.

Bộ mặt thật của 1 sao hạng A: Bòn rút 62 tỷ tiền từ thiện, nhân cách tồi tệ nhưng thích diễn vai người tốt- Ảnh 1.

Bộ mặt thật của 1 sao hạng A: Bòn rút 62 tỷ tiền từ thiện, nhân cách tồi tệ nhưng thích diễn vai người tốt- Ảnh 2.

Thành Long có nhiều hoạt động từ thiện

 

Cụ thể, năm 2009, Thành Long sản xuất và đóng chính trong bộ phim Đại Binh Tiểu Tướng. Khi đến thăm một ngôi trường bị sụp đổ do động đất tại Tứ Xuyên, nam diễn viên tỏ ra thương xót vừa hứa sẽ dành toàn bộ số tiền thu được từ bộ phim trên để xây dựng lại trường.

Cũng vì lời hứa của Thành Long, nhiều khán giả kéo tới rạp xem Đại Binh Tiểu Tướng vừa để thưởng thức nghệ thuật, cũng như để ủng hộ hoạt động thiện nguyện ý nghĩa, nhờ đó, phim đạt doanh thu 153 triệu NDT (529 tỷ đồng). Tuy nhiên, sau đó gần một năm, đại diện của nhà trường đăng đàn tố cáo chưa từng nhận được khoản quyên góp của ngôi sao võ thuật nổi tiếng. Phía Thành Long sau đó chối quanh rằng vẫn chưa thu hồi được lợi nhuận từ bộ phim. Thế nhưng, sự việc khiến tên tuổi của Thành Long bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bộ mặt thật của 1 sao hạng A: Bòn rút 62 tỷ tiền từ thiện, nhân cách tồi tệ nhưng thích diễn vai người tốt- Ảnh 3.

Thành Long từng tuyên bố quyên góp hết doanh thu phim để làm từ thiện, nhưng sau đó lại “quên”

 

Sau đó, truyền thông nhắc tới những lời thú nhận của Thành Long trong một chương trình phỏng vấn. Nam diễn viên chia sẻ thời điểm mới làm từ thiện, ông không thật lòng mà chỉ muốn làm người tốt. Người quản lý khuyên Thành Long hãy nhận lời làm đại sứ thiện chí cho một số tổ chức để lấy tiếng thơm, đánh bóng tên tuổi. Không những vậy, khi quyên góp, phía Thành Long chỉ đóng con số nhỏ, nhưng vì sự kiêu ngạo của bản thân mà Thành Long đã công bố đóng góp tới 2 triệu NDT (hơn 7 tỷ đồng).

“Lúc nghe những lời người ta ca ngợi về mình, tôi cảm thấy rất xấu hổ, vì khi đó vốn dĩ bản thân đâu muốn làm từ thiện. Quản lý bảo tôi quyên góp ít thôi, nên sau này tôi thấy như mình đang lừa dối mọi người”, ông nói.

Bên cạnh đó, theo QQ, sau này, Thành Long còn thường xuyên tổ chức các buổi tiệc để kêu gọi từ thiện từ các nhà hảo tâm, bạn bè nghệ sĩ. QQ cho rằng, đây là một hành động có tính chất lừa đảo. “Số tiền 10 triệu NDT mà ông ấy quyên góp cho nạn nhân Tứ Xuyên là tiền của mọi người, nhưng tiếng thơm lại do ông ấy hưởng hết”, QQ viết.

Bộ mặt thật của 1 sao hạng A: Bòn rút 62 tỷ tiền từ thiện, nhân cách tồi tệ nhưng thích diễn vai người tốt- Ảnh 4.

Thành Long thường xuyên tổ chức tiệc để gây quỹ từ thiện

 

Theo QQ, nhiều ngôi sao kỳ cựu trong giới giải trí Hoa ngữ, lợi dụng các sự kiện từ thiện, tổ chức các đêm từ thiện chỉ để đánh bóng tên tuổi, nâng cao địa vị của mình. Những chiêu trò làm thiện nguyện bị vạch trần càng khiến công chúng có cái nhìn tiêu cực về giới nghệ sĩ.

Năm 2012, một blogger đã đứng ra kê khai chi tiết và tố cáo quỹ hoạt động từ thiện liên quan đến Thành Long có dấu hiệu thiếu minh bạch. Cụ thể, quỹ từ thiện Thiếu niên Nhi đồng Trung Hoa chỉ sử dụng số tiền chưa đến 1 triệu tệ (tương đương 3,5 tỷ đồng) để hoạt động, còn 18 triệu (62 tỷ đồng) còn lại bất ngờ được chuyển sang quỹ của Thành Long.

Đây là một hành vi trái quy định, với thao tác chuyển tiền trên, quỹ của Thành Long sẽ nhận 10% gọi là “chi phí quản lý”. Hành động bòn rút tiền này khiến danh tiếng “vua từ thiện” của Thành Long bị ảnh hưởng. Dù phía Thành Long phủ nhận, tuy nhiên công chúng vẫn nghi ngờ về độ minh bạch của quỹ.

Bộ mặt thật của 1 sao hạng A: Bòn rút 62 tỷ tiền từ thiện, nhân cách tồi tệ nhưng thích diễn vai người tốt- Ảnh 5.

Danh tiếng của Thành Long bị ảnh hưởng bởi việc gian dối trong thiện nguyện

 

Không chỉ có vấn đề về từ thiện thiếu minh bạch, quỵt tiền gây tranh cãi, Thành Long còn là một ngôi sao nhiều tai tiếng. Trong cuốn tự truyện của mình, nam diễn viên thừa nhận thời trẻ ông ăn chơi tiêu xài hoang phí, thường tổ chức các bữa tiệc và qua lại với nhiều gái làng chơi.

Bê bối lớn nhất trong cuộc đời Thành Long là vụ bỏ rơi người tình Ngô Ỷ Lợi và con gái Ngô Trác Lâm. Cả cuộc đời sống trong sung sướng với số tài sản lên tới hàng trăm triệu USD, nhưng Thành Long không thừa nhận con gái, để cô lang thang sống trong điều kiện gian khổ tại Hong Kong hay Canada.

Chính vì vậy, năm 2023, khi Thành Long thực hiện bộ phim Tinh Thần Long Mã, nói về mối quan hệ cha và con gái thân thiết, khán giả cảm thấy mỉa mai. Nhiều người bình luận: “Ngoài đời ông bỏ rơi con, lên màn ảnh ông lại đóng người cha tốt”.

Hiện tại, ở Trung Quốc, cái tên Thành Long không còn thu hút khán giả. Các tác phẩm gần đây như Hidden Strike, Thần thám Bồ Tùng Linh, Kẻ Ngoại Tộc, Long Ấn Cơ Mật, Tinh Thần Long Mã đều thất bại. Nam diễn viên thừa nhận trong 6 năm lỗ hơn 260 triệu USD. Không những vậy, hồi tháng 7, dự án Truyền Thuyết của Thành Long ra rạp cũng không bán được vé, gánh lỗ hơn 330 triệu NDT (khoảng hơn 1100 tỷ đồng).