×

Những người nào tuyệt đối không nên ăn cơm gạo lứt dù chỉ 1 thìa

Hiện nay, có không ít người đã chuyển sang sử dụng gạo lứt thay cho gạo trắng trong bữa ăn hàng ngày để hỗ trợ giảm cân, cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và kiểm soát bệnh tiểu đường. Tuy gạo lứt chứa nhiều dưỡng chất có lợi, nhưng không phải ai cũng phù hợp với loại thực phẩm này. Vậy những người nào không nên ăn gạo lứt và những điều cần lưu ý khi sử dụng loại gạo này là gì để đảm bảo sức khỏe?

Những người nào không nên ăn gạo lứt? Gạo lứt được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nên nhiều người chọn sử dụng gạo lứt hàng ngày. Tuy nhiên, loại gạo này chỉ thực sự phát huy lợi ích khi được sử dụng cho đúng đối tượng và dùng đúng cách.

Gạo lứt là gì?

Trước khi tìm hiểu những người nào không nên ăn gạo lứt, bạn cần biết gạo lứt là gì? Gạo lứt là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, giữ lại lớp cám gạo bên ngoài nên rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lượng. Theo USDA – Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng như: Tinh bột, chất béo, đạm, chất xơ cùng các vitamin như: B1, B2, B3, B5, B6… và các nguyên tố vi lượng như: Canxi, kali, natri, magie, selen, sắt, glutathione…

Dựa vào màu sắc, gạo lứt có 3 loại chính: Gạo lứt trắng, gạo lứt đỏ và gạo lứt đen. Còn dựa theo chất gạo chúng được phân thành: Gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp.
Những người nào không nên ăn gạo lứt để đảm bảo sức khỏe? - 1Gạo lứt có 3 loại chính dựa trên màu sắc đó là: Đỏ, đen và trắng

Lợi ích sức khỏe của gạo lứt

Gạo lứt từ lâu đã được biết đến là một thực phẩm tốt cho sức khỏe với các lợi ích sau:

Giảm cân và ngăn ngừa béo phì;
Tăng cường trao đổi chất;
Hỗ trợ tiêu hóa;
Kiểm soát lượng đường trong máu, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường;
Giảm cholesterol xấu và phòng ngừa bệnh mỡ máu;
Tốt cho tim mạch và phòng tránh các bệnh tim;
Ngăn ngừa sỏi thận;
Cải thiện sức khỏe xương khớp;
Tốt cho hệ thần kinh, hỗ trợ ngăn ngừa bệnh Alzheimer, cải thiện giấc ngủ và chống lại trầm cảm;
Làm đẹp da;
Làm chậm quá trình lão hóa.

Những người nào không nên ăn gạo lứt?

Vậy những người nào không nên ăn gạo lứt? Dưới đây là các nhóm đối tượng không nên sử dụng cũng như cần hạn chế loại thực phẩm này:

Người có chức năng tiêu hóa kém hoặc đã từng phẫu thuật đường tiêu hóa

Gạo lứt cứng và khó tiêu hóa hơn gạo trắng. Chất xơ trong gạo lứt có thể gây thêm áp lực cho hệ tiêu hóa vốn đã yếu, làm tăng khó khăn trong việc tiêu hóa. Do đó người có vấn đề về tiêu hóa nên hạn chế ăn nhiều gạo lứt để tránh nguy cơ giãn nứt tĩnh mạch hoặc xuất huyết dạ dày.
Những người nào không nên ăn gạo lứt để đảm bảo sức khỏe? - 2Người có chức năng tiêu hóa kém thì không nên ăn gạo lứt

Người có khả năng miễn dịch kém

Những người nào không nên ăn gạo lứt? Câu trả lời là những đối tượng có khả năng miễn dịch kém. Việc ăn nhiều gạo lứt có thể làm giảm hấp thụ chất béo và protein, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch. Với người có hệ miễn dịch yếu, nên hạn chế gạo lứt và lựa chọn thực phẩm giàu dưỡng chất khác.

Người mắc bệnh thận

Người mắc bệnh thận cũng là nhóm đối tượng không nên sử dụng gạo lứt. Bởi loại gạo này chứa phốt pho và việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa phốt pho có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho người có vấn đề về thận.

Người thiếu hụt canxi, sắt

Gạo lứt chứa Phytic acid, có thể kết hợp với các khoáng chất tạo thành chất kết tủa và làm giảm khả năng hấp thu canxi và sắt. Những người thiếu hụt các khoáng chất này, có mức canxi thấp hoặc vấn đề về xương nên hạn chế gạo lứt và bổ sung các thực phẩm giàu canxi và sắt như: Sữa, thịt, cá…

Người hoạt động thể lực nặng

Gạo lứt cung cấp ít năng lượng và thiếu chất đạm và chất béo nên không đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho những người có hoạt động thể lực cao. Thay vào đó, những người này nên chọn thực phẩm giàu đạm và năng lượng.

Những người nào không nên ăn gạo lứt để đảm bảo sức khỏe? - 3Người hoạt động thể lực nặng cũng không nên ăn gạo lứt

Thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì

Trong giai đoạn dậy thì, cơ thể có nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cao cùng sự hoạt động mạnh của các hormone. Chỉ ăn gạo lứt không thể cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết và lượng chất xơ nhiều có thể cản trở hấp thu dinh dưỡng, gây thiếu hụt dinh dưỡng.

Người cao tuổi và trẻ nhỏ

Chức năng tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện còn của người cao tuổi đã suy yếu. Việc ăn gạo lứt có nhiều chất xơ có thể tạo gánh nặng cho dạ dày, gây khó tiêu. Do đó, cả hai nhóm đối tượng này nên chọn thực phẩm dễ tiêu hóa hơn.

Những điều cần lưu ý khi ăn gạo lứt bạn nên biết

Để tận dụng tối đa tác dụng của gạo lứt, bên cạnh việc tìm hiểu những người nào không nên ăn gạo lứt bạn cần nắm rõ một số điều cần đặc biệt lưu ý trong quá trình dùng gạo lứt sau:

Để gạo lứt hay cơm gạo lứt quá lâu

Lớp dầu tự nhiên trong gạo lứt có thể bị hỏng nếu lưu trữ quá lâu. Tương tự, cơm nấu từ gạo lứt cũng không nên để quá lâu hay hâm đi hâm lại nhiều lần. Điều này không chỉ làm giảm giá trị dinh dưỡng mà còn có thể gây hại cho sức khỏe. Không nên để gạo lứt quá 6 tháng mà không được bảo quản hút chân không.

Ăn gạo lứt quá nhiều

Gạo lứt có chứa Phytic acid và nhiều chất xơ, ăn quá nhiều có thể gây khó tiêu và giảm hấp thu vi chất dinh dưỡng. Gạo lứt cũng chứa một lượng nhỏ asen, nếu thu nạp quá nhiều có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, để tránh gặp phải những tác hại của gạo lứt chúng ta không nên ăn quá nhiều loại gạo này.


Những người nào không nên ăn gạo lứt để đảm bảo sức khỏe - 4Không nên ăn gạo lứt quá nhiều để tránh sức khỏe bị ảnh hưởng

Ăn gạo lứt khi chưa chín kỹ

Gạo lứt có lớp vỏ ngoài khá dai và khó chín nên cần ngâm từ 30 phút đến vài giờ hoặc qua đêm trước khi nấu. Gạo lứt cũng cần nhiều nước và thời gian nấu lâu hơn gạo trắng. Ăn gạo lứt chưa chín kỹ có thể gây viêm dạ dày ruột cấp tính, đặc biệt đối với trẻ em, người già hoặc những người có vấn đề tiêu hóa.

Thay thế hoàn toàn gạo trắng bằng gạo lứt

Gạo lứt có thể cung cấp nhiều chất xơ và vitamin nhóm B, nhưng để đạt được hàm lượng chất xơ mong muốn cần phải ăn nhiều, điều này có thể gây khó tiêu nếu không nấu hoặc nhai kỹ. Nên ăn gạo lứt từ 2-3 lần mỗi tuần như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, không thay thế hoàn toàn gạo trắng để tránh thiếu hụt dưỡng chất.

Kết hợp thực phẩm không phù hợp

Gạo lứt chứa Phytic acid, có thể làm giảm khả năng hấp thu khoáng chất nếu kết hợp với thực phẩm như: Sữa, trái cây giàu axit (hồng, táo gai, dứa…) cùng lúc hoặc ngay trước hoặc sau khi ăn. Nếu dùng gạo lứt để giảm cân hoặc hỗ trợ điều trị các bệnh như: Tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao thì nên kết hợp với nhiều rau củ và món ít dầu mỡ thay vì nhiều thịt cá và chất béo.
Những người nào không nên ăn gạo lứt để đảm bảo sức khỏe? - 5Tránh kết hợp thực phẩm không phù hợp với gạo lứt khi chế biến
Chắc hẳn bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc những người nào không nên ăn gạo lứt. Các chuyên gia cho rằng việc ăn các loại lương thực thô như gạo lứt là cần thiết, nhưng cần chú ý đến cách chế biến và kết hợp với thực phẩm giàu dinh dưỡng khác để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể. Đồng thời cần ghi nhớ những điều cần lưu ý khi sử dụng loại gạo này để tránh phản tác dụng và ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Related Posts

Our Privacy policy

https://kenhtina.com - © 2024 News