×

Lại tiếp tục là LÀNG NỦ: Vừa năm mới đã khiến cả nước phải quan tâm

img

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 2.
Ngày 10/9/2024, Trung đoàn 98 thực hiện nhiệm vụ giúp nhân dân chống lũ tại huyện Hạ Hoà, tỉnh Phú Thọ. Khoảng 23 giờ đêm, Trung tá Nguyễn Ngọc Ba – Trung đoàn trưởng Trung đoàn 98 nhận mệnh lệnh của đồng chí Sư đoàn trưởng và Chính uỷ Sư đoàn 316 nhanh chóng làm công tác chuẩn bị, cơ động gấp 300 cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.

Ngày 11/9/2024, đúng 5 giờ sáng bắt đầu cơ động đến 12 giờ 30, đơn vị có mặt tại Làng Nủ – bắt tay thực hiện nhiệm vụ “đặc biệt”…

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 3.
Làng Nủ nằm dưới chân núi Voi – đỉnh cao nhất 1.033 m thuộc hệ thống núi chạy dài từ Lào Cai sang Yên Bái. Ngôi làng người Tày 167 hộ dân với 760 nhân khẩu định cư lâu đời trong thung lũng, canh tác một năm hai vụ lúa, trồng ngô, sắn.

Mưa lớn nhiều ngày sau bão số 3 đã gây ra một trận lũ quét kinh hoàng lúc rạng sáng 10/9, gần như xóa sổ thôn Làng Nủ, với 37 ngôi nhà là nơi ở của 158 người đã bị vùi lấp hoàn toàn. Trong trận lũ quét này, Làng Nủ có 56 người chết, 16 người bị thương.

Trên đường lên Làng Nủ, xe qua Yên Bái, binh nhất Nguyễn Đức Quyến nhìn thấy nhà mình bị ngập hết tầng 1. Bố vừa mất năm ngoái, mẹ ở nhà một mình lo đàn gà hơn 6.000 con cứ chết dần theo mức nước dâng… Người chiến sĩ ấy đã lặng im, cùng đồng đội cơ động thần tốc và dành trọn ý chí, sức mạnh, cùng toàn bộ tình yêu thương, chia sẻ để hoàn thành nhiệm vụ cứu trợ, cứu nạn, giúp bà con Làng Nủ vượt qua mất mát, thương đau.

Bởi như Quyến nói, “Sẽ có những đồng đội khác, những con người khác đến nhà mình lo lắng, giúp đỡ mẹ tôi…”

Để rồi sau 14 ngày thực hiện nhiệm vụ đặc biệt tại nơi tang thương nhất mà cơn bão số 3 lịch sử gây ra, Quyến rưng rưng: “Những ngày thực hiện nhiệm vụ ở Làng Nủ là kỷ niệm đáng nhớ nhất đời lính của tôi…”

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 4.

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 5.
Hồi đó, bố bảo, thời trẻ ông đi nghĩa vụ, vào bộ đội được rèn luyện sức khỏe và ý chí rất tốt. Đúng 19 tuổi, bố đưa tôi đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Trúng tuyển, tôi trở thành chiến sĩ của Đại đội 8, Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 98, Sư đoàn 316.

Ở đơn vị chủ lực nên chúng tôi luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Thêm vào đó, quá trình huấn luyện, rèn luyện kiểu lục quân đã giúp chiến sĩ chúng tôi tích luỹ sức khỏe bền bỉ để hành quân, đào công sự, tác chiến, học bài… Tiếng súng, tiếng đạn nổ ngang tai chưa một lần khiến tôi sợ hãi.

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 6.
Hôm ấy, đơn vị tôi đang đi cứu lũ cho bà con ở huyện Hạ Hòa, Phú Thọ. Hơn 10 giờ đêm, vừa về đến chỗ nghỉ ngơi, chưa kịp tắm rửa ăn uống thì nhận nhiệm vụ lên Làng Nủ ở Lào Cai.

3 giờ sáng cả đơn vị dậy.

5 giờ sáng cơ động hành quân.

Trong lúc cơ động, tôi mông lung, không biết nhiệm vụ có giống như đi cứu lũ ở dưới Hạ Hoà hay không. Một người bạn bảo “chắc cũng bình thường thôi”. Lên đến một đoạn nữa, chúng tôi nhìn thấy chiếc máy cẩu to đùng bị gãy làm đôi. Lúc này anh em mới nhận ra: “Không bình thường chút nào rồi!”

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 7.
Đến khi áp sát vào làng, những gì nhìn thấy chỉ toàn là đau thương – bùn đất bao phủ tất cả, san bằng tất cả! Ngôi làng như hoang mạc!

Ngay sau khi ổn định đội hình, khoảng 1 giờ chiều, chúng tôi bắt tay vào công việc luôn. Chỉ huy bố trí từng nhóm 5 – 7 người, hành quân theo khu vực được giao để tìm kiếm người bị nạn. Trong chiều hôm đấy, chúng tôi đã tìm được một cụ già khoảng 70 tuổi, bị mắc vào gốc cây ở giữa lòng suối.

Vừa đưa được nạn nhân lên bờ an toàn, phía trên nguồn phát ra tiếng kẻng cảnh báo lũ tràn về. Ở dưới này, chúng tôi chỉ có thể cố gắng lội bùn thật nhanh, chạy ngược đồi lên chỗ cao hơn. Lúc đấy, người dân rất lo lắng cho bộ đội. Bà con giữ chặt lấy tôi dặn đi dặn lại: “Đừng có liều đi ra đấy. Chẳng may trên kia nó sạt xuống…”

Dần dần gắn bó hơn, bà con mới chia sẻ: “Ngày trước, đây là ngôi làng rất yên bình. Thậm chí bao năm qua hễ bão lũ về, ai cũng tin tưởng muốn gửi con cái về đây cho an toàn. Đâu ai ngờ, đây lại là nơi nguy hiểm nhất…”

Lúc nhìn thấy đôi mắt vô hồn của một người mẹ lao vào nhận dạng con trai mình. Tôi chỉ biết giữ bà mẹ thật chặt trong tay để bà khỏi ngã… Những ngày ấy, Làng Nủ ngập trong nước mắt, đau buồn và tan nát…

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 8.
Một người già ở Làng Nủ hỏi thăm tôi: “Quê nhà bộ đội Quyến thì sao?”

Tự nhiên, tôi im lặng.

Những ngày ở làng Nủ gần như tôi im lặng. Cốt để mình tập trung hoàn thành nhiệm vụ thật tốt, tìm được nhanh nhất, nhiều nhất nạn nhân mang về cho người nhà đang khóc nấc chờ đợi.

Đồng đội hiểu, nên thấy tôi im lặng, dặn nhau đừng hỏi… Thực ra, tôi không khóc nổi.

Bởi vì, bố mới mất, mẹ ở nhà một mình. Lũ đã nhấn chìm tầng 1 và toàn bộ trang trại gà của gia đình. Thực sự, đến lúc hoàn thành xong nhiệm vụ ở Lào Cai và nhận hưởng phép năm, chạy về thăm mẹ, tôi không thể tưởng tượng nổi, nhà mình mất quá lớn như thế.

Mất khoảng 700 triệu, với 6.000 con gà chết và 200 bao cám trôi sông hết…

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 9.

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 10.
Mẹ tôi lúc ấy nhẹ như bông nhưng vẫn động viên con trai. Đi đâu mẹ cũng khoe, “chú bộ đội Cụ Hồ” của mẹ đi cứu nạn cho Làng Nủ vừa trở về.

Rồi mẹ bảo, mẹ nhớ bố!

Tôi cũng rất nhớ và cảm ơn bố vì đã giúp tôi trở thành một người lính. Nếu có thể nói điều gì, tôi chỉ muốn bố biết rằng: “Bố ơi, con đã đi lính nghĩa vụ, trưởng thành và thực hiện nhiệm vụ đặc biệt ở Làng Nủ. Danh xưng “chú bộ đội Cụ Hồ” con sẽ giữ gìn như một điều thiêng liêng trong suốt cuộc đời mình!”

Binh nhất Nguyễn Đức Quyến – Đại đội 6, Trung đoàn 98, Sư đoàn 316

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 11.

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 12.
Lần đầu ngồi lên gầu máy xúc

Ngày thứ 2 tìm kiếm nạn nhân mất tích tại khu vực cống nước đầu được đi vào Nhà văn hóa thôn Làng Nủ, phát hiện có người bị nhiều cây gỗ to đè lên và đang nằm sâu dưới lớp bùn loãng. Chúng tôi phải vớt từng cây gỗ lên bờ mới xác định được vị trí của nạn nhân. Quá trình tìm cách kéo nạn nhân lên khỏi mặt nước vì bùn và nước quá sâu nên chúng tôi không thể lội xuống được. Chúng tôi phải ngồi lên gầu của máy xúc, cố gắng vừa thật nhanh lại phải thật nhẹ nhàng, kéo – đón – nâng đỡ nạn nhân về bờ và bàn giao cho “tổ cơ động”.

B1 Lừ Văn Trường, C6/d8

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 13.
Nhẹ tay thôi!

Quá trình tìm kiếm nạn nhân mất tích tại hiện trường, chúng tôi sử dụng những chiếc “thuốn tìm người” bằng cây tre, cành gỗ nhỏ chọc thăm dò. Khi nghi ngờ có dấu hiệu nạn nhân nằm sâu dưới lớp bùn đất, chúng tôi mới dùng cào, cuốc, xẻng để đào, bới và hót từng lớp bùn đất mỏng.

Vì anh em ai cũng sợ nhỡ chạm vào nạn nhân. Chúng tôi bảo nhau, họ đã đau một lần rồi, mình không nỡ làm họ đau thêm lần nữa.

Câu lệnh “Nhẹ tay thôi” cứ thế được anh em hô nhắc thường xuyên mỗi khi một nạn nhân mới được phát hiện…

B1 Triệu Là Cáo, c6/d8

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 14.
Đi thôi! Phải nhanh hơn một chút!

Tham gia tìm kiếm nạn nhân mất tích tại Làng Nủ, trong trái tim tôi xuất hiện thật nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Ban đầu là sững sờ khi chứng kiến cảnh cả ngôi làng bị vùi chôn dưới bùn đất. Những cỗ quan tài xếp chồng lên nhau trên các ngả đường… Những tiếng kêu khóc, tìm gọi người thân mất tích…

Và đến khi chứng kiến những bà mẹ già yếu không hiểu lấy được ở đâu nguồn sức mạnh thần kì để chạy thật nhanh đến bên cạnh thi thể chúng tôi vừa tìm thấy. Họ muốn ngay lập tức, không chậm một phút giây nào nữa, xem có phải người thân của mình không?

Người tìm được người thân ôm người chưa tìm được khóc nức nở…

Giữa giây phút xót thương ấy, khi mắt bắt đầu mờ nhoè và sống mũi bắt đầu cay, chúng tôi lại ghé tai nhau: “Đi thôi! Phải nhanh hơn một chút, cố gắng hơn nữa để tìm kiếm người mất tích!”

Tôi và đồng đội chân lội bùn, tay bới từng nắm đất, tìm kiếm từng xăng-ti-mét từ sáng sớm đến chiều tà… chỉ hy vọng, nỗi đau của người còn sống sẽ vơi đi phần nào khi họ được gặp lại người thân đã mất!

B1 Vì Văn Trường, c8/d8

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 15.

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 16.

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 17.

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 18.
Thực tế là cả 65 cán bộ, chiến sĩ của đại đội 6 chưa bao giờ làm những nhiệm vụ được gọi là “đặc biệt” liên quan đến tìm kiếm thi thể nạn nhân như lần này.

Ban đầu, đã có những bỡ ngỡ nhưng quá trình thực hiện nhiệm vụ, qua những gì tận mắt chứng kiến đã khiến tất cả chúng tôi thay đổi hoàn toàn trong nhận thức và hành động.

Ngay giây phút đầu tiên hành quân đến khu vực đường dốc xuống nhà văn hóa thôn, toàn bộ khung cảnh tang thương đập vào mắt chúng tôi. Đặt mình vào hoàn cảnh của người dân Làng Nủ, chúng tôi rất đau lòng và có nhiều cảm xúc không thể diễn tả.

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 19.
Rồi quá trình tìm kiếm, những hôm thuận lợi thì ít mà vất vả, khó khăn, nguy hiểm lại quá nhiều. Tôi còn nhớ ngày hôm đấy, đơn vị vớt được 3 thi thể đầu tiên ở gần bờ, tương đối thuận lợi.

Đến thi thể thứ 4, sau khi máy múc kéo lớp gỗ phía trên ra bên ngoài, nhìn thấy nạn nhân ở cách rất xa, lòng suối lại sâu, đầy bùn nhão và không thể nào tiếp cận được. Hai đồng chí Khải và Quyến xung phong ngồi trên đầu máy múc cơ động vươn ra đến giữa. Nhưng máy múc vươn hết tầm rồi vẫn không tiếp cận tới mục tiêu.

Lúc ấy, Quyến bảo Khải nắm chặt tay, để dùng toàn thân vươn ra xa nhưng vẫn chưa thể chạm tới nạn nhân. Vậy là đồng chí Quyến nhanh trí, dũng cảm gạt tấm ván đang trôi cạnh đó, đặt tạm một chân lên, rướn hết sức vươn ra để nắm chân cháu bé và đưa vào.

Bàn tay của Khải lúc ấy nắm tím chặt tay đồng đội mình. Mặt Quyến đỏ au vì cố nhịn thở để vươn, kéo. Cả hai cùng bế cháu bé vào trao tận tay cho mẹ cháu đang chờ chực bao ngày qua. Chị ấy kể với tôi trong nước mắt rằng mình nuôi con đến giờ này chưa một lần nỡ đánh, nỡ mắng một cái nào vì cháu đáng yêu vô cùng. Vậy mà…

Chứng kiến cảnh đoàn tụ đau đớn ấy, tất cả chúng tôi hiểu được rất rõ ý nghĩa của những nỗ lực mình vừa thực hiện. Từ đấy, chúng tôi đốc thúc, động viên nhau, coi người dân, nạn nhân như người thân của mình. Cứ thế là làm thôi. Làm tập trung, làm hiệu quả và làm nhanh hơn nữa.

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 20.
Rồi một lần, đến ca đồng chí đại đội trưởng đại đội khác ở cùng phòng mình đi kiểm tra quân số, lúc ấy là khoảng 11 giờ đêm. Một lúc sau, tôi thấy đồng chí về phòng, theo sau là một chiến sĩ. Không bật đèn vì sợ ảnh hưởng đến mọi người, đồng chí lặng lẽ dùng đèn pin soi, mở ba lô và lấy ra chiếc quần đùi quân nhu đưa cho chiến sĩ. Anh bảo: “Chú đừng mặc đồ lạnh, lấy tạm đồ của anh mặc vào rồi đi ngủ, để mai có sức còn làm việc sớm”.

Sau này tôi mới biết, đại đội trưởng nhìn thấy chiến sĩ của mình nửa đêm xuống bếp lúi húi thổi lửa hong khô quần áo đã bị ướt hết vì đi làm trời mưa suốt ngày. Chiến sĩ nhìn thấy thủ trưởng thì sợ hãi, tưởng tượng ra sẽ bị trách mắng. Ai ngờ, đồng chí ấy chọn mặc nguyên đồ cũ, nhường quân nhu của mình cho chiến sĩ trong đêm…

Rồi cán bộ hậu cần của đơn vị cũng kể với chúng tôi, chuyện anh đến các gia đình tìm mua thịt lợn nấu ăn cho bộ đội. Lúc ấy thường trực là những câu trả lời: “lũ cuốn trôi hết rồi, không có lợn bán đâu”.

Ấy thế mà có chị chủ nhà giữ anh lại và bảo: “Lợn gia đình không có, chỉ còn 1 con bò cho các chú bộ đội. Để tôi dắt sang cho các chú thịt”.

Anh nuôi nghẹn lại, cay cay nơi khóe mắt, lắp bắp giải thích: “Chúng em đã có chế độ, tiêu chuẩn của quân đội rồi. Chị giữ con bò lại, hết lũ còn có kế sinh nhai. Chúng em tuyệt đối không dám nhận con bò của chị!”… 

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 21.
Cơ bản, tôi là người tương đối cứng rắn nên chuyện rơi nước mắt là không nhiều. Có ba lần. Một lần là khi bố mất. Một lần khi bác sĩ báo tin con khó khăn về sức khỏe. Và lần thứ 3 là ngày chia tay với bà con Làng Nủ. Ngày hôm đó, không ai bảo ai, từ bà con nhân dân cho tất cả cán bộ chiến sĩ… đều chẳng thể cầm nước mắt được nữa.

Trong cuộc đời quân ngũ, chắc hẳn ai nấy đều trải qua những năm tháng đầy thử thách, khó khăn của thao trường rèn luyện và lưu giữ những kỉ niệm không thể nào phai mờ. Là những người lính trực tiếp giúp đỡ nhân dân thôn Làng Nủ khắc phục hậu quả thiên tai, giúp bà con xoa dịu nỗi đau mất mát người thân, chúng tôi sẽ lưu giữ mãi trong ký ức về hành trình vì nhân dân phục vụ, không có khó khăn nào không thể vượt qua, không có nhiệm vụ nào không thể hoàn thành và không có kẻ thù nào không thể đánh thắng!

Đại uý Nguyễn Hữu Mạnh – Đại đội trưởng Đại đội 6, Trung đoàn 98, Sư đoàn 316

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 22.

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 23.

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 24.
Sáng 22/12, khi cả nước rộn ràng các hoạt động chào mừng 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, chúng tôi trở lại Làng Nủ.

Những tia nắng lại nhuộm vàng bản làng, những ngôi nhà mới tưởng chừng chỉ có trong mơ của bà con được dựng lên, những khóm hoa ven đường lại nở rộ.

Làng Nủ mới, nằm trên Đồi Sim, cách Làng Nủ cũ khoảng 2 km, dần trở nên khang trang và đầy màu sắc. Những ngôi nhà sàn bê tông kiên cố, với thiết kế truyền thống của người dân tộc Tày, đang được hoàn thiện từng ngày. Vào mùa xuân này, Làng Nủ không chỉ có tiếng cười trẻ thơ mà còn ngập tràn sắc hoa, hương rau thơm – một làng mới đang hồi sinh trong niềm vui và hy vọng. Với diện tích khoảng 10ha, khu tái định cư Làng Nủ mới sẽ có 40 căn nhà 2 tầng, mỗi căn rộng khoảng 1.000m².

Giữa mảnh đất từng bị vùi lấp dưới cơn cuồng nộ của thiên tai, những luống rau sạch bắt đầu vươn lên, như là một phép màu cho hy vọng. Và Làng Nủ đang từng ngày hồi sinh, để trở lại với dáng vẻ vốn có của nó, để viết tiếp ước mơ về cuộc sống tốt đẹp hơn của những người đã khuất, cũng để vơi đi nỗi đau những người còn ở lại.

14 Ngày cứu trợ Làng Nủ: Tình người và cảm xúc sâu lắng của người lính - Ảnh 25.

Related Posts

Our Privacy policy

https://kenhtina.com - © 2025 News