×

Vì sao trước khi ch:ett, Lưu Bá Ôn lại sai con trai đem 1 sọt cá tới tặng Chu Nguyên Chương? 17 năm sau đối phương mới hiểu ẩn ý, hối hận thì đã muộn

Lưu Bá Ôn nổi tiếng là người thần cơ diệu toán, đến chết vẫn nghĩ cho Chu Nguyên Chương và xã tắc Minh triều. Chỉ có điều, Chu Nguyên Chương không nhận ra ẩn ý của công thần.

Công nguyên năm 1392, vị Hoàng đế khai quốc nhà Minh – Chu Nguyên Chương khi ấy đã 64 tuổi gặp phải một trận đả kích lớn, Hoàng Thái tử Chu Tiêu bất ngờ mắc bệnh qua đời, vị trí người kế thừa ngai vàng đột ngột bị bỏ trống, khiến cho mọi kế hoạch củng cố căn cơ Đại Minh mà Chu Nguyên Chương lập nên bỗng chốc hỗn loạn.

Không còn cách nào khác, Chu Nguyên Chương đã lập Chu Doãn Văn – cháu trai trưởng của mình lên làm người thừa kế.

Vì muốn nhà Minh có thể tiếp tục được duy trì, khi còn sống Chu Nguyên Chương đã dùng nhiều thủ đoạn tàn nhẫn để diệt trừ hết các vị quan đại thần khai quốc nhà Minh nhằm củng cố căn cơ vững chắc cho Chu Doãn Văn. Trong số đó, có vụ án “Lam Ngọc Án” là một trong những sự việc điển hình khi ấy.

Nhưng, sau khi huyết tẩy triều đình, Chu Nguyên Chương lại hối hận không thôi, vì nay công thần không còn, vậy lấy ai bảo vệ cơ nghiệp nhà Minh?

Vào lúc ấy, Chu Nguyên Chương bỗng nhiên nhớ tới việc Lưu Bá Ôn trước lúc qua đời đã tặng cho ông một sọt cá, phải đến tận bấy giờ – khi sự việc đã trôi qua 17 năm, Chu Nguyên Chương mới thấu hiểu, lĩnh ngộ được hàm ý ẩn sau sọt cá Lưu Bá Ôn tặng mình, nhưng khi hiểu ra hối hận cũng đã muộn.

Triều nhà Minh khó làm quan

Vào thời cổ đại, dân chúng thường cho rằng chỉ cần trở thành mệnh quan triều đình, dù tiền đồ chưa chắc đã sáng lạn nhưng chắc chắn cũng sẽ có được giàu sang, phú quý.

Nhưng vào thời nhà Minh, đặc biệt là dưới sự cai trị của Chu Nguyên Chương, những người làm quan còn phải mạo hiểm cả tính mạng của mình để làm việc trên quan trường.

 Lưu Bá Ôn trước khi chết đã sai con đem tặng Chu Nguyên Chương 1 sọt cá, 17 năm sau đối phương mới hiểu ẩn ý, hối hận thì đã muộn - Ảnh 1.

Tranh chân dung Chu Nguyên Chương.

Bởi vì nhà Minh là chính quyền của người Hán nối tiếp sau triều đại nhà Nguyên, cho nên Chu Nguyên Chương rất coi trọng sự trung thành của công hầu tướng lĩnh đối với chính ông.

Để đảm bảo rằng các vị công thần không cậy công mà kiêu ngạo, phải một lòng coi họ Chu nhà Minh là chủ, Chu Nguyên Chương đã đặc biệt lệnh cho người đúc bảng “Thiết Bảng Văn” để răn đe các vị công hầu, đằng sau còn soạn một bản “Tư trị thông huấn” để hướng các vị đại thần phải hết lòng tận trung với mình, không được lừa gạt ông….

Song, những cách ấy vẫn không đủ để khiến Chu Nguyên Chương cảm thấy thực sự hài lòng. Sau khi chính quyền nhà Minh dần ổn định hơn, Chu Nguyên Chương có lẽ đã học được bài học trị quốc từ các vương triều đi trước, tức là khi mở ra triều đại mới thì phải tiến hành một cuộc “thanh tẩy” các vị đại thần khai quốc, chính vì thế cho nên những người đã từng theo Chu Nguyên Chương đánh đông dẹp bắc giành thiên hạ cũng chẳng được mấy người có kết cục tốt đẹp.

Trong số đó, vị “Đế sư” Lưu Bá Ôn – một trong những người có công giúp Chu Nguyên Chương thuận lợi lên ngôi Hoàng đế chính là một trong những người bị thanh trừ.

Là mưu sĩ hàng đầu dưới trướng của Hoàng đế, Lưu Bá Ôn có mưu lược hơn người, công lao vượt xa nhiều người, đồng thời, Lưu Bá Ôn cũng rất am hiểu về phong thủy, thường dự đoán được những chuyện sắp xảy đến trong tương lai.

Song, cũng chính vì như vậy, một Lưu Bá Ôn với công lao to lớn tất sẽ gặp phải sự chèn ép và kiêng kỵ của Chu Nguyên Chương. Vào thời điểm vương triều nhà Minh mới thành lập, luận công lao ban thưởng thì Lưu Bá Ôn xứng đáng để lên hàng Thừa tướng. Nhưng ông lại chỉ được phong hàm bá tước nhất đẳng, vị trí này không chỉ thấp trong hàng tước mà ngay cả bổng lộc cũng là thấp nhất trong các hàm bá tước khác.

 Lưu Bá Ôn trước khi chết đã sai con đem tặng Chu Nguyên Chương 1 sọt cá, 17 năm sau đối phương mới hiểu ẩn ý, hối hận thì đã muộn - Ảnh 2.

Tranh vẽ Lưu Bá Ôn.

Từ quan

Lưu Bá Ôn là người thông minh cơ trí, tất đã biết Chu Nguyên Chương có ý kiêng dè mình. Chu Nguyên Chương lo sợ Lưu Bá Ôn sẽ liên thủ với các vị công thần khai quốc khác để làm khó ông, cho dù Lưu Bá Ôn không có tâm tư như vậy nhưng với bản lĩnh của ông cũng đã đủ khiến cho Chu Nguyên Chương phải đề phòng. Vì muốn làm Chu Nguyên Chương an tâm, Lưu Bá Ôn cũng luôn giữ thái độ khiêm nhường, để tránh chạm phải “vảy ngược” của vua.

Nhưng việc khiến Lưu Bá Ôn quyết tâm từ quan về quê chính là việc Chu Nguyên Chương “đốt Khánh Công lâu”. Đây là sự kiện tiêu biểu cho việc Chu Nguyên Chương tàn sát công thần, tuy rằng số lượng người liên lụy không nhiều bằng vụ án Hồ Duy Dung hay vụ án trong ngục Hồ Lam, nhưng sự đối xử tàn nhẫn của Chu Nguyên Chương đối với các vị công thần tại Khánh Công lâu đã khiến Lưu Bá Ôn phải khiếp sợ.

Bấy giờ, các vị công thần được mời đến Khánh Công lâu tham dự yến tiệc, khi tất cả mọi người đều đang vui vẻ thưởng thức rượu thịt thơm ngon được vua ban thưởng, Lưu Bá Ôn – một người giỏi về quan sát, lại tỉ mỉ đã nhận ra được có điều không hợp lý ở Khánh Công lâu, cho nên khi yến tiệc bắt đầu không bao lâu, Lưu Bá Ôn cảm thấy không yên lòng nên đã xin rời tiệc trước.

Lưu Bá Ôn vừa rời đi không bao lâu, Mã Hoàng hậu tay cầm một chiếc làn đuổi theo sau ông, sau khi trao chiếc làn cho Lưu Bá Ôn, Mã Hoàng hậu dặn dò ông rằng: “Ông chớ vội xem thứ gì bên trong, đợi đến khi nào về đến nhà, ông tất sẽ tự hiểu.”

Lưu Bá Ôn nghĩ mãi không hiểu, nhưng vì tin tưởng Mã Hoàng hậu cho nên ông đã xách chiếc làn về nhà.

Sau đó, hay tin việc Chu Nguyên Chương “đốt Khánh Công lâu” đã khiến Lưu Bá Ôn lạnh sống lưng.

Lưu Bá Ôn lòng đầy khiếp sợ vội vã mở chiếc làn mà Mã Hoàng hậu đưa cho, chiếc làn to như vậy nhưng bên trong lại chỉ đựng một quả lê với hai quả táo đỏ, Lưu Bá Ôn nhớ lại vẻ mặt khi Mã Hoàng hậu đưa ông chiếc làn, lập tức hiểu được hàm ý trong đó chính là: “Mau mau rời đi” (Tảo tảo ly khứ) (đồng âm với từ “táo” và “lê”)

Vô cùng khiếp sợ trước thủ đoạn tàn nhẫn của Chu Nguyên Chương, Lưu Bá Ôn lấy lý do là sức khỏe suy yếu xin Chu Nguyên Chương cho phép cáo lão về quê.

Hành động này của Lưu Bá Ôn cũng đã khiến Chu Nguyên Chương buông bỏ dè chừng, phê chuẩn cho phép Lưu Bá Ôn cáo lão về quê.

Lưu Bá Ôn cuối cùng cũng thoát ra khỏi được triều đình gió tanh mưa máu, quay trở về quê hương, không bận tâm đến thế sự, cùng người bạn già của mình trải qua cuộc sống bình yên.

Lưu Bá Ôn tặng cá

Lưu Bá Ôn vốn cứ nghĩ bản thân sẽ bình đạm sống như vậy đến cuối đời, nhưng sự lo lắng quan tâm đến chuyện triều chính của ông lại lần nữa kéo ông vào vòng xoáy nghi kỵ.

Vì muốn thỉnh cầu triều đình xuất binh dẹp loạn bè lũ buôn lậu muối và tham ô ở Ôn Châu, Phúc Kiến, Lưu Bá Ôn đã nhờ con trai mình là Lưu Liễn – khi ấy đang làm quan trong triều bẩm tấu sự việc lên triều đình, nhưng việc này lại bị đối thủ sống còn của ông là Hồ Duy Dung biết được.

Để trấn áp Lưu Bá Ôn, Hồ Duy Dung đã lan truyền tin đồn rằng Lưu Bá Ôn vì muốn lấy đất xây mộ tổ tiên nên cố ý cầu triều đình phái binh trấn áp dân chúng địa phương.

Đến khi Chu Nguyên Chương đem sự việc nói cho Lưu Bá Ôn, Lưu Bá Ôn không thể không khiếp sợ. Để khiến Chu Nguyên Chương buông bỏ sự kiêng kỵ, Lưu Bá Ôn đành phải quay về Kinh đô, điều này cũng có nghĩa là cuộc sống sau này của Lưu Bá Ôn đều phải sống dưới tầm mắt của Chu Nguyên Chương.

Công nguyên năm 1375, Lưu Bá Ôn bị nhiễm phong hàn, sau khi biết tin Lưu Bá Ôn bệnh nặng, Chu Nguyên Chương đã lệnh cho Hồ Duy Dung mang theo ngự y đến thăm bệnh ông, nhưng sau khi dùng thuốc Lưu Bá Ôn lại càng cảm thấy sức khỏe thêm sa sút, chẳng thấy hồi phục.

Lưu Bá Ôn đem chuyện này bẩm tấu với Chu Nguyên Chương, nhưng Chu Nguyên Chương chỉ đáp: “Nghỉ ngơi dưỡng bệnh”. Điều này khiến Lưu Bá Ôn biết được rằng tính mạng mình đã chẳng còn bao lâu nữa.

Cho nên trước lúc lâm chung, Lưu Bá Ôn đã dặn dò các con trai mình hai việc. Việc thứ nhất giao cho con trai cả là Lưu Liễn dặn dò đem cuốn sách Thiên Văn tâm huyết cả đời mình dâng tặng Chu Nguyên Chương; còn việc thứ hai giao cho con trai thứ là Lưu Cảnh, dặn đem tất cả cá mà ông câu được bỏ vào trong sọt cá, sau đó đem sọt cá bỏ vào trong cái vại lớn, rồi cũng đem dâng cho Chu Nguyên Chương.

Sau khi nhận được di vật của Lưu Bá Ôn, Chu Nguyên Chương không hiểu được hàm ý của ông. Phải đến tận 17 năm sau, Chu Nguyên Chương mới hiểu được thâm ý của người quá cố.

Cá bơi trong vại nước, nhưng cái sọt cá lại quá nhỏ, quá chật, khiến cho bọn cá lớn chẳng chịu nhường nhau, cuối cùng buộc phải chen chúc với nhau rồi chết bởi vì không gian quá hẹp.

 Lưu Bá Ôn trước khi chết đã sai con đem tặng Chu Nguyên Chương 1 sọt cá, 17 năm sau đối phương mới hiểu ẩn ý, hối hận thì đã muộn - Ảnh 3.

Sau khi hiểu được ẩn ý của Lưu Bá Ôn, Chu Nguyên Chương hối hận nhưng lại đã quá muộn, bấy giờ ông đã lập cháu trai Chu Doãn Văn lên làm Thái tử, mà như thế thì phải nên đưa các vị Hoàng tử khác rời khỏi Kinh thành. Chu Nguyên Chương đã hạ lệnh phong các vị Hoàng tử khác làm Phiên vương, làm như vậy sẽ tránh được tranh đấu quyền lực trong Hoàng thất lúc nhất thời, nhưng bấy giờ lại đã quá muộn.

Công nguyên năm 1399, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương băng hà, Hoàng thái tôn Chu Doãn Văn trở thành vị Hoàng đế thứ 2 của vương triều nhà Minh, nhưng chỉ 3 năm sau, “Yên Vương” Chu Đệ phát động “Tĩnh Nan chi dịch”.

Trận tranh đoạt quyền lực này kết thúc khi Chu Đệ giành được thắng lợi, mà Chu Duẫn Văn sau đó cũng bặt vô âm tín, không có tin tức gì, lưu lại một dấu hỏi chấm đầy bí ẩn trong lịch sử.

Nếu như Chu Nguyên Chương sớm hiểu được thâm ý của Lưu Bá Ôn, có lẽ sau khi ông chết đi cũng không có màn tranh đoạt quyền lực như vậy. Nhưng bấy giờ, Chu Nguyên Chương nghi kỵ công thần khiến bản thân đánh mất thời cơ tốt, việc này cũng khiến các thế hệ sau phải cúi đầu khâm phục trước khả năng thần cơ diệu toán của Lưu Bá Ôn.

Là một thần tử, Lưu Bá Ôn cho dù chết đi vẫn không quên bày mưu tính kế vì Chu Nguyên Chương, lòng trung thành tận tâm của ông vẫn khiến người khác phải tiếc nuối.

Còn Chu Nguyên Chương thân là Hoàng đế khai quốc, thủ đoạn và hành vi mà ông đối xử với các công thần khai quốc có lẽ nên để lại cho lịch sử phán xét.

Related Posts

Our Privacy policy

https://kenhtina.com - © 2024 News