×

N;óng: Ông Thích Minh Tuệ nộp đơn t;ố c;áo bà Phương Hằng, “q;uất” đến lúc vào lại T30 thì thôi

Ông Thích Minh Tuệ (tên khai sinh Lê Anh Tú, trú tại thôn 6, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) vừa có đơn gửi cơ quan chức năng về việc không tụ tập đông người và phát tán hình ảnh cá nhân của ông lên mạng xã hội.

Theo đó, trong đơn, ông Minh Tuệ có đoạn “mong mọi người không tụ tập đông người làm mất trật tự an toàn giao thông”. Ông cũng đề nghị mọi người không quay phim, chụp ảnh và đưa hình ảnh của ông lên mạng xã hội gây ảnh hưởng đến quá trình tu học của bản thân.

Ông Tuệ cũng viết “đề nghị các cơ quan chức năng xử lý những ai đưa thông tin về con lên mạng xã hội khi chưa được phép của con”.

Từ vụ việc này, nhiều người đặt câu hỏi, với hành vi đăng tải hình ảnh người khác lên mạng sẽ bị xử lý thế nào?

Có thể xử lý hình sự với hành vi đăng tải hình ảnh người khác lên mạng

Liên quan đến hành vi tự ý đăng tải ảnh người khác lên mạng xã hội khi chưa được sự cho phép, luật sư Trần Đức Thắng, đoàn Luật sư TP Hà Nội đã có phân tích trên báo Bảo vệ pháp luật.

Theo ông Thắng, việc tự ý đăng ảnh người khác lên mạng xã hội khi chưa được người đó đồng ý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt từ 10 triệu đến 40 triệu đồng. Thậm chí, phải chịu trách nhiệm hình sự đến 3 năm tù.

Cụ thể, theo khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP có quy định:

Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin bí mật đời tư cá nhân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bên cạnh đó cũng áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật.

Đối với hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng theo Điều 102 Nghị định 15. Đối với hành vi quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng

Đặc biệt, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Ngoài ra, nếu hành vi đăng hình ảnh người khác không xin phép gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể xử lý hình sự theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội làm nhục người khác

Cụ thể, người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Trường hợp sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Hàng loạt người bị xử phạt vì đăng thông tin về ông Thích Minh Tuệ

Gần đây nhất, vào ngày 9/10, Công an Lâm Đồng đã xử phạt vi phạm hành chính đối với một nam thanh niên 30 tuổi, ngụ tại TP Bảo Lộc với số tiền 5 triệu đồng về hành vi “cung cấp thông tin sai sự thật” trên mạng xã hội.

Theo đó, ngày 17/9, tài khoản mạng xã hội Facebook H.H.C đăng tải nhiều video, bài viết về 2 trường hợp mặc quần áo giống trang phục của ông Thích Minh Tuệđang đi bộ khất thực trên đường, kèm theo thông tin có nội dung cho rằng “thầy Minh Tuệ đang xuất hiện ở khu vực TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng”, thu hút sự quan tâm, chú ý của cộng đồng mạng.

Dù người này xác nhận đã biết đó không phải là “Thích Minh Tuệ”.

Từ vụ ông Thích Minh Tuệ làm đơn, đưa hình ảnh người khác lên mạng bị xử lý thế nào? - Ảnh 1.

Nam thanh niên chủ tài khoản H.H.C tại Cơ quan Công an – Ảnh: Báo Lâm Đồng

Khi thông tin được đăng tải, nhiều trường hợp người dân hiếu kỳ, đã phát tán, chia sẻ, kêu gọi truy tìm vị trí để đến gặp mặt “thầy Thích Minh Tuệ”.

Tại cơ quan công an, B.N.H.S đã thừa nhận hành vi vi phạm. Công an TP Bảo Lộc đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông B.N.H.S về hành vi “cung cấp thông tin sai sự thật” quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP với mức phạt 5 triệu đồng.

Vào ngày 1/8, Công an tỉnh Khánh Hòa cũng làm rõ và xử lý các trường hợp đưa thông tin sai sự thật về ông Thích Minh Tuệ.

Cụ thể, theo Thanh tra Sở TT&TT tỉnh Khánh Hòa, từ ngày 22 đến 26/7, ông H.X.T, cư trú tại tỉnh Bình Định, đã đến thành phố Nha Trang quay 25 video clip với nội dung sai lệch liên quan đến ông Thích Minh Tuệ. Những video này được đăng tải trên kênh Youtube của ông T.

Đặc biệt, vào ngày 22/7, ông T đã đăng tải một video có tiêu đề “4 giờ sáng ngày 22/7 may mắn nhìn thấy cốc thầy Năm chỗ sư Minh Tuệ giờ đang ở.”

Qua quá trình xác minh, cơ quan chức năng xác định rằng những nội dung mà ông H.X.T đăng tải hoàn toàn sai sự thật, với mục đích “câu view,” thu hút sự chú ý của dư luận.

Từ vụ ông Thích Minh Tuệ làm đơn, đưa hình ảnh người khác lên mạng bị xử lý thế nào? - Ảnh 2.

Nhiều Youtuber, Tiktoker đi theo quay, chụp hình ảnh của ông Thích Minh Tuệ để đăng tải lên mạng xã hội – Ảnh: Báo Gia Lai

Ngày 29/7, sở TT-TT tỉnh đã ra quyết định xử phạt hành chính ông H.X.T 5 triệu đồng.

Tại An Giang, ngày 4/7, công an tỉnh này cũng phối hợp thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông mời hai người đàn ông 40 và 32 tuổi đến làm việc, nhằm làm rõ hành vi đăng tải thông tin bịa đặt, sai sự thật trên không gian mạng.

Cả hai thừa nhận là chủ tài khoản Youtuber đã đăng thông tin suy diễn tảng đá có hình người, giống hiện thân của ông Thích Minh Tuệ, gây hoang mang dư luận. Họ tự nguyện gỡ các nội dung trên và cam kết không tái phạm.

Cơ quan chức năng xử phạt mỗi người 5 triệu đồng do cả hai vi phạm lần đầu, thành khẩn khai báo, hoàn cảnh khó khăn.

Related Posts

Our Privacy policy

https://kenhtina.com - © 2024 News