Cập nhật liên tục tin bão YINXING (bão số 7); bão TORAJI; cảnh báo thời tiết nguy hiểm, mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất,… và các chỉ đạo ứng phó.
Dự báo vị trí và đường đi của bão YINXING. Ảnh NCHMF
Tiếp theo bão số 7 (bão YINXING), bão Toraji đang tiến vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 8 trong năm 2024.
BÃO YINXING (bão số 7) suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên vùng biển Quảng Nam – Bình Định
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 8/11, bão YINXING đã đi vào vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 trong năm 2024.
Do ảnh hưởng của bão số 7 tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7.
Hồi 16 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 16,1 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão số 7 mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10. Di chuyển theo hướng Tây Nam, tốc độ 15-20km/h.
Dự báo diễn biến bão số 7 ( trong 12 đến 24 giờ tới)
Thời điểm dự báo
Hướng, tốc độ
Vị trí
Cường độ
Vùng nguy hiểm
Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng)
04h/12/11
Tây Nam,
15-20km/h, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
14,9N-109,6E; trên vùng biển Quảng Nam-Bình Định
Cấp 6, giật cấp 8
Vĩ tuyến 14,5N-18,5N; kinh tuyến 109,0E-113,0E
Cấp 3: vùng biển quần đảo Hoàng Sa, vùng biển ngoài khơi từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định
16h/12/11
Tây Nam, khoảng 15km/h, suy yếu thành vùng áp thấp
13,5N-108,9E; trên đất liền các tỉnh Quảng Ngãi-Phú Yên
< Cấp 6
Vĩ tuyến 14,0N-16,5N; kinh tuyến 109,0E-111,0E
Cấp 3: vùng biển ngoài khơi từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định
Dự báo tác động của bão YINXING – bão số 7
Vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10, sóng biển cao 2,0-4,0m; biển động mạnh.
Vùng biển ngoài khơi Thừa Thiên Huế đến Bình Định (bao gồm vùng biển huyện đảo Lý Sơn) có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, sóng biển cao 2,0-4,0m; biển động mạnh.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
Vị trí và đường đi của bão TORAJI
TIN BÃO GẦN BIỂN ĐÔNG (Cơn bão TORAJI)
Hiện nay, cơn bão có tên quốc tế là bão TORAJI, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippines).
Hồi 07 giờ ngày 11/11, vị trí tâm bão TORAJI ở vào khoảng 16,3 độ Vĩ Bắc; 122,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippines).
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (118-133km/h), giật cấp 15. Di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 20km/h.
Dự báo diễn biến BÃO TORAJI ( 24 đến 72 giờ tới)
Thời điểm dự báo
Hướng, tốc độ
Vị trí
Cường độ
Vùng nguy hiểm
Cấp độ rủi ro thiên tai (Khu vực chịu ảnh hưởng)
07h/12/11
Tây Tây Bắc,
khoảng 20km/h, đi vào Biển Đông
18,6N-118,3E; trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông
Cấp 10, giật cấp 12
Vĩ tuyến 15,0N-20,0N; phía Đông kinh tuyến 116,5E
Cấp 3: phía Đông khu vực Bắc Biển Đông
07h/13/11
Tây Tây Bắc,
10-15km/h
19,7N-116,0E; trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông
Cấp 10, giật cấp 12
Vĩ tuyến 17,0N-21,5N; phía Đông kinh tuyến 114,0E
Cấp 3: phía Đông khu vực Bắc Biển Đông
07h/14/11
Tây Tây Bắc,
10-15km/h
20,4N-113,7E; phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông
Cấp 8, giật cấp 10
Vĩ tuyến 18,0N-22,0N; kinh tuyến 112,0E-118,0E
Cấp 3: phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông
Cảnh báo diễn biến BÃO TORAJI ( từ 72 đến 120 giờ tới)
Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sau có khả năng đổi hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 5-10km, cường độ tiếp tục suy yếu thêm.
Dự báo tác động của bão TORAJI
Vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động rất mạnh.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
TIN CẢNH BÁO MƯA LỚN Ở KHU VỰC TRUNG BỘ
Từ đêm 11/11 đến đêm 12/11, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa từ 70-150mm, cục bộ có nơi trên 250mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn (>100mm/6h).
Ngày và đêm 12/11, khu vực Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa từ 40-90mm, cục bộ có nơi trên 180mm.
Từ ngày 13/11 mưa lớn giảm dần.
Dự báo chi tiết:
Khu vực
Thời gian ảnh hưởng
Tổng lượng (mm)
Từ Thừa Thiên Huế đến Phú Yên
Từ đêm 11/11 đến đêm 12/11
70-150, cục bộ có nơi trên 250
Tây Nguyên
Ngày và đêm 12/11
40-90, cục bộ có nơi trên 180
Cảnh báo: Từ đêm 13/11 mưa lớn kết thúc ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: cấp 1.
Dự báo tác động của mưa lớn: Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc (thông tin cảnh báo khu vực nguy cơ lũ quét, sạt lở đất thời gian thực được cung cấp trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Khí tượng Thủy văn tại địa chỉ: https://luquetsatlo.nchmf.gov.vn và trong bản tin riêng cảnh báo lũ quét, sạt lở đất).
TIN DỰ BÁO GIÓ MẠNH, SÓNG LỚN VÀ MƯA DÔNG TRÊN BIỂN
Ở đảo Lý Sơn đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Ở vùng biển phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão, gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Dự báo diễn biến trong 24h tới:
Thời điểm dự báo
Vùng biển ảnh hưởng
Gió mạnh
Độ cao sóng
Cấp gió
(cấp Bô-pho)
Hướng
Độ cao (mét)
Hướng
Đêm 11/11 và ngày 12/11
Vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa)
có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 10; biển động mạnh. Ngày mai gió giảm dần.
Nhiều hướng
2,0-4,0, vùng gần tâm bão 3,0-5,0. Ngày dộ cao sóng giảm dần
Nhiều hướng
Vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông
Gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-10, giật cấp 12. Biển động rất mạnh.
Nhiều hướng
3,0-5,0, vùng gần tâm bão 5,0-7,0
Đêm 11/11 và sáng ngày 12/11
Vùng biển từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định
Gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Biển động mạnh.
Nhiều hướng
2,0-4,0
Nhiều hướng
Ngoài ra, đêm 11/11 và ngày 12/11, vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão; vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.
Vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông có mưa bão, từ gần sáng ngày 12/11 có mưa rào và dông.
Cảnh báo: Đêm 12/11 và ngày 13/11: vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 7-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, giật cấp 12, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động rất mạnh.
Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2; riêng khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển ngoài khơi từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định: cấp 3.
Công điện chỉ đạo chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản số 8439/BNN-ĐĐ ngày 10/11/2024 đề nghị các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định chủ động ứng phó với mưa lớn.
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ gần sáng ngày 12/11 đến ngày 13/11, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 70-150mm, cục bộ có nơi trên 250mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất trên sườn dốc và ngập lụt tại các khu vực trũng, thấp.
Để chủ động ứng phó với mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành:
1. Theo dõi chặt chẽ bản tin dự báo, cảnh báo mưa lớn, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt; thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.
2. Rà soát, sẵn sàng triển khai sơ tán người dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm thiết yếu theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
3. Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn, chủ quan; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.
4. Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa nước và hạ du; chủ động vận hành hồ chứa đảm bảo dung tích đón lũ theo quy định; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
5. Chỉ đạo cơ quan phát thanh, truyền hình và các cơ quan thông tin đại chúng địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất đến các cấp chính quyền và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.
6. Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương ứng phó với diễn biến mưa lũ.
7. Trực ban nghiêm túc (24/24h), thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai).
Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành quan tâm, chỉ đạo thực hiện.
Công điện ứng phó với bão TORAJI gần biển Đông
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành công điện số 8438/CĐ-BNN-ĐĐ ngày 10/11/2024 đề nghị các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ dộng ứng phó với bão TORAJI gần biển Đông.
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, cơn bão TORAJI đang hoạt động trên vùng biển phía Đông đảo Lu Dông (Philippines); dự báo ngày 12/11 bão đi vào biển Đông với cường độ cấp 9, giật cấp 11.
Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận:
Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; quản lý các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm tàu, thuyền; thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới: Từ Vĩ tuyến 16,5-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 119,0 độ Kinh Đông; trong 48 giờ tới: Từ Vĩ tuyến 15,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 117,5 độ Kinh Đông (vùng nguy hiểm được điều chỉnh theo các bản tin dự báo).
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, hệ thống Đài thông tin duyên hải và các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của bão đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, hiệu quả.
Các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương ứng phó diễn biến của bão.
Trực ban nghiêm túc (24/24 giờ), thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai).
Bão YINXING (BÃO SỐ 7) có cường độ mạnh, diễn biến phức tạp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện số 114/CĐ-TTg ngày 7/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ ngành, địa phương liên quan chủ động ứng phó bão YINXING.
Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Ngoại giao.
Công điện nêu: Hồi 13 giờ ngày 07 tháng 11 năm 2024, vị trí tâm bão YINXING ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc, 122,4 độ Kinh Đông (trên vùng biển phía đông bắc đảo Lu đông – Philippines), sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật trên cấp 17.
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm mai (ngày 08 tháng 11 năm 2024), bão sẽ vào phía đông khu vực bắc Biển Đông (trở thành cơn bão số 7).
Đến 13 giờ ngày 08 tháng 11 năm 2024, vị trí tâm bão ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc, 118,8 độ Kinh Đông, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, giật cấp 17.
Sau đó bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây và đổi hướng Tây Nam hướng về khu vực quần đảo Hoàng Sa và vùng biển ven bờ khu vực Trung Trung Bộ.
Bão số 7 có thể gây dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn, rất nguy hiểm đối với tàu thuyền và phương tiện hoạt động trên khu vực bắc và giữa Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và vùng biển ven bờ khu vực Trung và Nam Trung Bộ) trong các ngày từ 08 đến 12 tháng 11 năm 2024.
Đây là cơn bão có cường độ mạnh, diễn biến phức tạp. Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại do bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng các bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức theo dõi, cập nhật diễn biến của bão, mưa, lũ, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó theo chức năng, nhiệm vụ được giao, trong đó tập trung một số nhiệm vụ cụ thể sau:
Một là, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với bão kịp thời, hiệu quả, phù hợp với diễn biến thực tế bão, lũ tại địa phương,.
Trong đó tập trung kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền ra khơi, bảo đảm an toàn cho phương tiện, tàu thuyền còn hoạt động trên biển và tại nơi neo đậu, tránh trú.
Rà soát phương án, sẵn sàng sơ tán dân cư tại các khu vực nguy hiểm, kịp thời triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản cho người dân khi bão có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp.
Chủ động triển khai công tác bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; sẵn sàng lực lượng, phương tiện để kịp thời hỗ trợ nhân dân, cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả bão, lũ.
Hai là, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức theo dõi chặt chẽ, dự báo, cập nhật thông tin kịp thời về diễn biến của bão để các cơ quan liên quan và người dân biết chủ động triển khai các biện pháp ứng phó.
Ba là, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát phương án ứng phó, chủ động tổ chức triển khai lực lượng, phương tiện sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng phó với bão, lũ khi có yêu cầu của địa phương.
Bốn la, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải và các bộ, ngành có liên quan theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương triển khai công tác bảo đảm an toàn các hoạt động dầu khí trên biển, khai thác khoáng sản và hệ thống lưới điện; vận hành đảm bảo an toàn hồ chứa thủy điện; đảm bảo an toàn giao thông theo quy định.
Năm là, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức theo dõi sát tình hình, chủ động chỉ đạo triển khai có hiệu quả công tác ứng phó bão, lũ theo nhiệm vụ, thẩm quyền đã được phân công; bảo đảm an toàn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đê điều, hồ đập; kịp thời báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Sáu là, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông tăng cường đưa tin về diễn biến của bão và công tác chỉ đạo ứng phó để người dân biết, chủ động phòng, tránh.
Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo ứng phó bão YINXING
Cục Hàng không Việt Nam (Cục HKVN) vừa phát Công điện gửi các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không chủ động ứng phó cơn bão YINXING.
Theo thông tin dự báo, các cảng hàng không dự báo nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của bão YINXING gồm Cảng HKQT Phú Bài, Cảng HKQT Đà Nẵng và Cảng hàng không Chu Lai. Các cảng hàng không khác: Đồng Hới, Phù Cát, Pleiku, Tuy Hòa cần chủ động cập nhật thông tin đề phòng khi bão có diễn biến bất thường.
Do vậy, để chủ động ứng phó cơn bão YINXING, Cục HKVN yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức trực 24/24 giờ theo quy định và thực hiện nghiêm Quy trình ứng phó bão, áp thấp nhiệt đới trong hoạt động hàng không dân dụng.
Cục HKVN yêu cầu Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam chỉ đạo các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng hàng không tăng cường công tác đảm bảo chất lượng thông tin khí tượng; liên tục theo dõi tình hình thời tiết trong khu vực trách nhiệm, cập nhật các bản tin dự báo, cảnh báo; cung cấp đầy đủ kịp thời thông tin quan trắc, dự báo, cảnh báo tới người dùng.
Đối với các Cảng hàng không dự báo bị ảnh hưởng của bão, các hãng hàng không, các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay, Cục HKVN yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác phối hợp, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão để có phương án điều chỉnh kế hoạch bay hoặc thay đổi lịch bay cho phù hợp tại một số địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp và đảm bảo an toàn cho hoạt động bay.
Cập nhật đầy đủ thông tin khí tượng từ các cơ sở khí tượng hàng không liên quan và căn cứ tình hình thực tế để triển khai các hành động ứng phó cần thiết, giảm thiểu tác động đến khai thác, đảm bảo an toàn hoạt động bay, bảo vệ người và tài sản của đơn vị trước thiên tai.
Đồng thời triển khai phương án phòng, chống mưa, bão, các biện pháp phòng chống ngập úng, khơi thông dòng chảy trong cảng hàng không, sân bay, bảo vệ cho các công trình, phương tiện, thiết bị tại cảng hàng không, hạn chế thiệt hại do mưa, bão gây ra đến mức thấp nhất và nhanh chóng ổn định mọi hoạt động hàng không phục vụ các nhu cầu của hành khách.
Cục HKVN cũng yêu cầu các Cảng vụ hàng không giám sát công tác triển khai các nội dung ứng phó tại các cảng hàng không liên quan; bảo đảm liên lạc thông suốt với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Cục HKVN và các cơ quan, đơn vị liên quan trong phạm vi trách nhiệm để triển khai ứng phó trong mọi tình huống.
Cục HKVN yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc thực hiện các nội dung trên và báo cáo mọi diễn biến có liên quan về Cục HKVN qua đường dây nóng: 024.38727912, Email: [email protected] để có những chỉ đạo kịp thời .
News
Chồng n;goại t;ình còn ngang nhiên đặt tên con gái mới s;inh giống hệt tên b;ồ n;hí. Ngày tôi phát hiện ra thì đã quá muộn. Thế nên tôi quyết định tạo nên một vở kịch để v;ạch mặt chồng và n;hân tình
Có vẻ khó tin, nhưng đây lại là một câu chuyện vừa được một mẹ trẻ đăng đàn kể trong hội nhóm chị em phụ nữ trên mạng xã hội như sau: “Mọi người khoe ảnh người yêu của chồng…
Vô tình kể với chồng rằng đã cho bác hàng xóm chiếc áo mùa đông. Vừa nghe xong, chồng tối s;ầm mặt lại rồi đánh rơi đôi đũa xuống nền nhà. Anh không nói rằng gì mà lao sang nhà hàng xóm xin lại chiếc áo cũ
Vừa nghe xong, chồng tối sầm mặt lại rồi đánh rơi đôi đũa xuống nền nhà. Anh không nói rằng gì mà lao sang nhà hàng xóm xin lại chiếc áo cũ. Lúc yêu nhau, chồng tôi rất hào phóng,…
Người hâm mộ cả nước phải tạm biệt NSƯT Chí Trung từ hôm nay
Ngày 10/11, ê-kíp Độc đạo đã hoàn tất những cảnh cuối cùng của bộ phim. Trên trang cá nhân của nhiều diễn viên như NSƯT Chí Trung , NSƯT Nguyệt Hằng, NSƯT Hoàng Hải, Thu Huyền, Mạnh Cường… đồng chia…
Vừa lên Đại học tôi đã vấp phải một anh Tây cao to. Vui chơi ra sản phẩm nhưng bị gia đình nhà trai c;ấm cản, tôi dành mang cái t;hai về ăn v;ạ mẹ r;uột. Mẹ bày cho tôi một cách khiến bên nhà trai đổi ý, mang ngay sính lễ sang hỏi cưới
Thời sinh viên, tôi có yêu một người say đắm. Anh ta là khóa trên của tôi, tên là Nghĩa. Thấy Nghĩa ăn nói có duyên nên tôi nhanh chóng bị “hớp hồn”. Tuy nhiên khi đó tôi không dám…
X;ót xa hôn nhân của diễn viên Nguyệt Ánh “Cổng mặt trời”, từng á;p lực đến mức muốn t;utu
Nguyệt Ánh hé lộ thời điểm sau sinh, cô áp lực nhiều thứ dẫn tới trầm cảm, có nhiều suy nghĩ tiêu cực. Tham gia chương trình “Tâm tình bỉm sữa”, Nguyệt Ánh trải lòng những sự thay đổi của…
Chân dung người chồng đại gia hơn Lã Thanh Huyền 1 con giáp
Với những ai theo dõi phim truyền hình Việt những năm vừa qua, Lã Thanh Huyền không phải là cái tên quá xa lạ. Nữ diễn viên từng thắng Cánh Diều Vàng năm 2016 với phim Zippo, Mù Tạt Và Em,…
End of content
No more pages to load