Đối tượng không cần đội mũ bảo hiểm
Điểm k khoản 2 Điều 6 và điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định này đã ghi nhận 03 trường hợp ngoại lệ không bị xử phạt nếu không đội mũ bảo hiểm đối với người được chở là:
Người bệnh cần đưa đi cấp cứu;
Trẻ em dưới 06 tuổi;
Quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
Như vậy, có thể thấy, người điều khiển xe (người ngồi trước) trong mọi trường hợp đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách. Trong khi đó, người ngồi sau có thể không cần đội mũ bảo hiểm nếu thuộc một trong 03 trường hợp trên.
Trường hợp có mũ bảo hiểm nhưng vẫn bị phạt?
Khi tham gia giao thông không chỉ cần đội mũ bảo hiểm mà theo Nghị định 100, người điều khiển xe phải đội loại “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” và cài quai đúng quy cách.
Trong đó, tiêu chí về việc cài quai đúng quy cách được giải thích cụ thể tại Điều 8 Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BKHCN-BCT-BCA-BGTVT như sau:
– Kéo quai mũ bảo hiểm sang hai bên rồi đội mũ và đóng khóa mũ lại. Không được để quai mũ lỏng lẻo mà phải đóng khít với cằm;
– Sau khi đội mũ bảo hiểm cần kiểm tra lại bằng cách: dùng tay kéo mũ từ đằng sau ra đằng trước hoặc nâng phần trên trước trán (hoặc phần cằm đối với mũ cả hàm) lên rồi kéo ra đằng sau, mũ không được bật ra khỏi đầu.
Đối tượng không cần đội mũ bảo hiểm
Do đó, nếu người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp điện và các loại xe tương tự dù có đội mũ bảo hiểm nhưng vẫn bị xử phạt như lỗi không đội mũ bảo hiểm nếu:
– Sử dụng mũ bảo hiểm không phải loại dành cho người đi mô tô xe máy như mũ bảo hiểm trong xây dựng – lắp đặt, mũ bảo hiểm trong thể dục – thể thao…
– Cài quai không đúng quy định.