Căn cước là gì?

Căn cước là tên gọi mới của căn cước công dân là một loại giấy tờ tùy thân được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cung cấp cho những công dân Việt Nam. Trên căn cước có ghi đầy đủ những thông tin cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, chỗ ở, đặc điểm nhận dạng… Chính vì vậy, căn cước là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng liên quan tới quyền lợi của người dân. Bởi vậy, các công dân không nên cho mượn, cầm cố hoặc thế chấp để tránh những rủi ro có thể xảy ra với mình khi bị lộ thông tin cá nhân vào tay người khác. Theo quy định những trường hợp này cần bị tạm giữ căn cước.

Ai bị thu hồi căn cước theo quy định

Ai bị thu hồi căn cước theo quy định

3 trường hợp bị giữ thẻ căn cước?

Theo căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:

Điều 29. Thu hồi, giữ thẻ căn cước trong những trường hợp này

1. Thẻ căn cước bị thu hồi trong trường hợp sau đây:

a) Công dân bị tước quốc tịch Việt Nam, được thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;

b) Thẻ căn cước cấp sai quy định;

c) Thẻ căn cước đã tẩy xóa, sửa chữa.

2. Thẻ căn cước bị giữ trong trường hợp sau đây:

a) Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng; người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc

;b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

Trường hợp bị thu hồi căn cước theo quy định của pháp luật

Trường hợp bị thu hồi căn cước theo quy định của pháp luật

Như vậy, có 03 trường hợp bị giữ thẻ căn cước bao gồm:

– Người đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

– Người đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.