×

Vợ bỏ 13 tỷ mua nhà còn chồng không bỏ 1 đồng nhưng chị vẫn để chồng đứng tên cùng. 6 năm sau chị ch::ế::t đứng khi biết sổ đỏ đứng tên mẹ chồng: Không thể đứng nhìn tài sản của mình mất trắng chị liền kiện mẹ chồng ra tòa và nhận về và cái kết cả đời chị không thể nào quên được… Cuối cùng, căn nhà thuộc về ai?

Cô Tiểu Vương và anh Trương Lý kết hôn năm 2014, sau đó chuyển đến sinh sống tại thành phố Bắc Kinh. Chỉ một năm sau, cô và chồng đã bàn việc mua nhà.

Thời điểm này, gia đinh cô Tiểu Vương khá giả, bản thân cô có một số tiền tiết kiệm lớn. Trong khi đó, Trương Kiệt mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự nghiệp. Cô Tiểu Vương đã dùng tiền riêng của mình là từ quỹ tiết kiệm cá nhân và gia đình cho nhà để mua nhà, giá trị 4 triệu NDT (~13,9 tỷ đồng).

Dù chồng không bỏ một đồng nhưng cô Tiểu Vương vẫn hào phóng cho anh cùng đứng tên căn nhà. Trương Lý nói rằng, dù anh không thể đóng góp vật chất nhưng anh rất vui trước sự thành công của vợ.

Năm 2020, Tiểu Vương và chồng ly hôn. Nhưng lúc này cô mới phát hiện trên sổ đỏ của căn nhà ngoài tên mình và chồng thì còn có tên của mẹ chồng.

Tiểu Vương sững sờ tại chỗ, hỏi chồng xem có chuyện gì đang xảy ra. Trương Lý với vẻ mặt thờ ơ nói: “Mẹ nói muốn ở cùng chúng ta nên anh chỉ thêm mẹ vào sổ đỏ. Hơn nữa, mẹ còn lên chăm con giúp hai vợ chồng. Em đừng làm quá lên”.

Người phụ nữ chi 13 tỷ mua nhà, 6 năm sau mới biết sổ đỏ đứng tên mẹ chồng: Cô kiện mẹ chồng và nhận về phán quyết khó tin - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tiểu Vương tức chân nói: “Đây là căn nhà mà tôi bỏ 4 triệu NDT ra để mua. Ngay từ ban đầu tôi đã có lòng tốt mà thêm anh vào sổ đỏ. Tại sao anh còn lừa gạt tôi đến vậy?”.

Trương Lý thản nhiên đáp: “Dù sao chúng ta cũng từng là một gia đình. Điều này có sao đâu”.

Tức giận trước thái độ của chồng, Tiểu Vương đã kiện mẹ chồng ra tòa và yêu cầu thu hồi tên của bà trên giấy chứng nhận bất động sản.

Tòa xét xử thế nào?

Bô luật Dân sự quy định: “Sổ đăng ký bất động sản là bằng chứng về quyền sở hữu. Việc đăng ký quyền tài sản sau khi ký kết hợp đồng mua bán là điều kiện bắt buộc để việc chuyển nhượng quyền tài sản có hiệu lực”.

Nói cách khác, bất cứ ai có tên trên sổ đỏ sẽ sở hữu ngôi nhà. Mặc dù Tiểu Vương đã trả tiền mua căn nhà nhưng tên mẹ chồng cô lại có trong sổ đỏ thì về mặt pháp ký, mẹ chồng có quyền sở hữu căn nhà.

Tuy nhiên, trong mục Luật hôn nhân và gia đình của Trung Quốc cũng quy định: Một bên vợ hoặc chồng ký hợp đồng mua bán bất động sản trước khi kết hôn, dùng tài sản riêng để trả tiền cọc và nợ vay ngân hàng, sau khi kết hôn họ dùng tài sản chung của vợ chồng để trả nợ. Thì bất động sản phải là tài sản chung của vợ chồng.

Cũng theo điều 39 của Luật hôn nhân, tài sản chung của vợ chồng phải được chia đều trong trường hợp ly hôn. Nếu vợ hoặc chồng có dấu hiệu tặng, chuyển nhượng hoặc bán tài sản chung mà không được bên kia đồng ý thì hành động này được coi là chuyển nhượng tài sản chung không có giá trị pháp lý.

Người phụ nữ chi 13 tỷ mua nhà, 6 năm sau mới biết sổ đỏ đứng tên mẹ chồng: Cô kiện mẹ chồng và nhận về phán quyết khó tin - Ảnh 2.
Như vậy sau khi xét xử, tòa quyết định thu hồi tên mẹ chồng trên giấy chứng nhận bất động sản, đồng thời xác định căn nhà chỉ thuộc về quyền sở hữu của hai người là Tiểu Vương và Trương Lý.

Trường hợp của Tiểu Vương đã cho chúng ta thấy, hôn nhân không chỉ là sự kết hợp về mặt cảm xúc mà còn là sự ràng buộc về lợi ích. Dù là giữa chồng và vợ, hay con dầu và mẹ chồng thì đều cần sự thành thật, tôn trọng lẫn nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải học cách sử dụng vũ khí hợp pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Suy cho cùng, dù hôn nhân có tốt đẹp đến đâu thì bạn cũng phải cảnh giác, cố gắng bảo vệ tài sản và giữ cho mình một đường lui.

Related Posts

Our Privacy policy

https://kenhtina.com - © 2024 News