Theo thông tin từ VietNamNet, Ủy ban ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (Cục Cứu hộ cứu nạn, Bộ Quốc phòng), tính đến 10h ngày 8/9, bão Yagi đã làm 14 người chết và 176 người bị thương.

Cụ thể, bão Yagi đã làm chết 14 người (Quảng Ninh 4 người, Hà Nội 3 người, Hải Phòng 1 người, Hải Dương 1 người, Hòa Bình 4 người, Quân khu ba 1 người), bị thương 176 người (Quảng Ninh 157 người, Hà Nội 8 người, Hải Phòng 5 người, Hải Dương 5 người, Hòa Bình 1 người).

Về tài sản, bị chìm, trôi dạt, mắc cạn, mất tích 38 phương tiện trên địa bàn ven biển tỉnh Quảng Ninh (chìm 18 phương tiện, trôi dạt 17 phương tiện, mắc cạn 1 phương tiện, mất liên lạc 2 phương tiện). Hư hỏng, tốc mái 744 nhà tại Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hải Phòng, Hòa Bình, Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa. Đồng thời, bão số 3 cũng gây hư hỏng 2 trường học tại Vĩnh Phúc, Thái Bình.

Bão Yagi cũng làm hư hại 9.028 ha lúa, hoa màu; hư hỏng 16 hệ thống truyền thanh (Thái Bình); gãy đổ 5.702 cây; đổ, gãy 40 cột điện và hư hỏng 27 trạm biến áp.

Cũng theo Ủy ban ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, để khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra, hơn 17 nghìn người người và 243 phương tiện các loại đã được điều động.

Các lực lượng cũng đã tổ chức di dời 38.047 hộ/141.843 người đến nơi an toàn (Quân khu 3: 37.762 hộ/141.048 người; Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội: 249 hộ/690 người; Bộ đội Biên phòng: 36 hộ/105 người); cứu được 47 người (Hải Quân cứu được 15 người; Cảnh sát biển cứu được 32 người); tìm kiếm được 4 thi thể bàn giao cho địa phương (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hòa Bình).
Thiệt hại nặng nề sau khi bão Yagi càn quét: 14 người chết, 176 người bị thương, 3.279 ngôi nhà hư hỏng - Ảnh 1Cây gãy đổ đè lên ô tô tại Hà Nội – Ảnh: VNExpress
The thông tin từ VNExpress, tại hội nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá bão Yagi “rất đặc biệt”, hình thầNmNetnh phía đông Philippines, mạnh lên thành siêu bão trên Biển Đông và là cơn bão mạnh nhất tại đây trong 30 năm qua. Yagi tăng cường độ rất nhanh, trong 24 giờ đã tăng 8 cấp lên cấp 16 siêu bão và duy trì cấp này trong thời gian dài. Kể cả khi đổ bộ đảo Hải Nam của Trung Quốc đêm 6/9, bão vẫn đạt cấp siêu bão.

Mức độ giảm cấp trên đường đi của Yagi “không theo quy luật thông thường”. Bình thường các cơn bão đi qua đảo Hải Nam vào vịnh Bắc Bộ do ma sát với đảo sẽ yếu đi nhanh, nhưng Yagi chỉ giảm 2 cấp, còn 14. Khi áp sát bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng vào trưa qua, bão vẫn giữ cấp 12-13.

Thời gian Yagi lưu trên đất liền kéo dài 12 giờ, trong đó nhiều giờ sau khi đổ bộ Quảng Ninh – Hải Phòng bão vẫn giữ cấp 12-13. Đến 4h sáng nay, Yagi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới ở Tây Bắc Bộ, dự báo trong 12-24 giờ tới suy yếu thành vùng thấp và tan dần.

Hôm qua, lý giải vì sao bão chậm giảm cấp dù đã đổ bộ, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết hoàn lưu của bão Yagi rất rộng, bao trùm cả Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và có tính chất đối xứng khiến việc giảm cấp nhanh rất khó. Bề mặt đệm ở Bắc Bộ nóng, ẩm, là nguồn cung cấp năng lượng cho bão.
Thiệt hại nặng nề sau khi bão Yagi càn quét: 14 người chết, 176 người bị thương, 3.279 ngôi nhà hư hỏng - Ảnh 2Các lực lượng khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra tại Hà Nội – Ảnh: VietNamNet
Bộ Tài nguyên và Môi trường đánh giá dự báo của Việt Nam về cường độ, hướng đi của bão Yagi sát với thực tế từ khi ở vịnh Bắc Bộ cũng như khi vào đất liền. Dự báo hai ngày tới hoàn lưu bão Yagi sẽ gây mưa lớn cho đồng bằng, trung du và miền núi phía Bắc, lượng mưa trung bình 24 giờ có thể lên tới 100-150 mm, có nơi lên đến hơn 200 mm.

 

Trên các sông nhỏ ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình, lũ có thể lên mức báo động 2-3. Các tỉnh thành Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội có nguy cơ cao ngập lụt do mưa lớn.

Nhiều địa phương như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Thanh Hòa đối diện nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.