×

Ở nhà con gái chăm cháu 8 năm con rể không ý kiến gì, lúc biết tôi tiết kiệm được 351 triệu đồng cho con trai mua ô tô thì con bảo: Mẹ sang con trai mẹ mà s::ống, để con trai mẹ chăm sóc mẹ lúc về già!

Bà Lam chia sẻ, sau khi biết bà cho con trai 351 triệu đồng để mua ô tô, con gái của bà không có ý kiến gì nhưng con rể lại tức giận.

Tôi họ Lam, năm nay 65 tuổi, đã giúp chăm cháu ở nhà con gái suốt 8 năm. 8 năm trước, con rể đã hứa rằng nếu tôi giúp chăm cháu, sau này con rể và con gái sẽ chăm lo cho tôi khi tôi về già. Bây giờ, con rể con rể lại kiếm cớ vì tôi đã đưa 100.000 NDT (khoảng 351 triệu đồng) cho con trai mua xe để thay đổi ý định.

Tôi có 2 người con. Con trai tôi học kém hơn con gái, công việc, thu nhập bấp bênh. Con gái tôi học giỏi, học đại học top đầu. Sau khi tốt nghiệp, con gái tôi tiếp tục học cao học, làm việc ở thành phố lớn. Lương của con gái mỗi tháng rất cao, thưởng cuối năm cũng nhiều.

Con trai bỏ học từ cấp hai, bây giờ thu nhập không ổn định. Trước đây, vợ chồng tôi có hơi thiên vị con trai vì nghĩ mình sẽ sống với con trai khi về già. Khi con trai cưới vợ, chúng tôi đã trả tiền đặt cọc mua nhà và lo các khoản chi phí cho việc cưới hỏi của con. Khi con gái lấy chồng, chúng tôi cũng chuẩn bị của hồi môn đầy đủ.

8 năm trước, con gái tôi sinh cháu. Ban đầu, các con định thuê bảo mẫu chăm sóc nhưng không vừa ý ai nên đành nhờ tôi đến giúp.

65 tuổi, ở nhà con gái chăm cháu 8 năm, tôi cho con trai 351 triệu đồng mua ô tô, con rể tỏ thái độ: Để con trai mẹ chăm sóc mẹ lúc về già!- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Khi đó, con rể đã nói: “Mẹ qua đây giúp chúng con trông cháu, sau này chúng con sẽ chăm sóc mẹ lúc về già”. Điều kiện kinh tế của con trai không tốt, tôi nghĩ nếu vợ chồng tôi khi về già ở với con trai sẽ khiến con áp lực, con gái có kinh tế tốt hơn, bây giờ con rể lại hứa như vậy, khiến tôi cân nhắc. Sau khi bàn bạc với chồng, tôi quyết định đến nhà con gái giúp chăm cháu.

Ở nhà con gái, mặc dù ăn ngon uống ngon, nhưng cuộc sống không hề nhàn hạ. Nhà con gái khá lớn, là căn hộ hai tầng, hơn 400m2. Mặc dù trong nhà nhà có robot hút bụi, nhưng vẫn còn nhiều chỗ cần tôi tự tay dọn dẹp. Tôi phải làm việc nhà, chăm sóc cháu, không lúc nào rảnh rỗi, còn mệt hơn cả công việc dọn vệ sinh trước kia của tôi.

Tôi chuẩn bị bữa ăn trong ngày cho các con. Đặc biệt là bữa tối, tôi luôn chuẩn bị xong trước khi con gái và con rể về nhà. Dù mệt nhưng tôi vẫn có thể kiên trì. Ở nhà con gái, tôi chỉ cần lo việc nhà, những thứ khác không cần bận tâm. Các chi phí của tôi đều do con gái lo, mỗi mùa con đều mua cho tôi vài bộ quần áo và thường dẫn tôi đi ăn ngoài. Mỗi tháng vợ chồng con gái cũng cho tôi 1.000 NDT (khoảng 3,5 triệu đồng) tiêu vặt. Số tiền này tôi hoàn toàn không tiêu tới, đều để dành.

Điều tôi không hài lòng là thái độ của con rể. Tôi từng nghĩ con rể tôi là người tốt, nhưng sau khi đến sống cùng các con, tôi nhận thấy con thường có thái độ coi thường người khác. Dù vậy, tôi vẫn có thể chịu đựng được.

65 tuổi, ở nhà con gái chăm cháu 8 năm, tôi cho con trai 351 triệu đồng mua ô tô, con rể tỏ thái độ: Để con trai mẹ chăm sóc mẹ lúc về già!- Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Sau khi cháu ngoại đi học, tôi không còn bận rộn như trước. Tôi cũng nhận thấy con rể ngày càng tỏ rõ thái độ. Nếu tôi làm việc gì chưa tốt, con rể liền chỉ trích, không còn giữ thể diện cho tôi.

Tôi cũng đã nói chuyện với con gái về việc này nhưng con gái nói rằng tôi suy nghĩ nhiều quá. Con rể hành động như vậy là do áp lực công việc gần đây quá lớn. Nghe con gái nói thế, tôi cũng không bận tâm lắm, nhưng không ngờ chỉ vì một việc mà con rể nổi giận, thậm chí còn muốn “đuổi” tôi.

Con trai tôi trước đây không có xe ô tô. Khi cháu nội mới chào đời, tôi và chồng đã bàn với nhau nên bảo con trai mua 1 chiếc ô tô, vì có con nhỏ mà không có xe ô tô thì rất bất tiện. Về tiền bạc, tôi và chồng có thể hỗ trợ một phần. Lúc đó, con trai nói tạm thời chưa nghĩ đến chuyện mua xe vì còn nhiều áp lực về mặt tiền bạc. Năm ngoái, con trai mới có ý định mua xe, sau mấy tháng suy nghĩ con cũng quyết định mua.

Chiếc xe có giá khoảng 180.000 NDT (khoảng 631 triệu đồng), tôi đã đưa 100.000 NDT (khoảng 351 triệu đồng) cho con. Tôi cũng không giấu con gái và con rể về chuyện này. Con gái không để ý lắm, con nói rằng đây là tiền của tôi, tôi có quyền quyết định tiêu như thế nào. Nhưng con rể thì không nghĩ như vậy. Vừa nghe tôi nói xong, gương mặt của con rể liền tối sầm, có vẻ tức giận. Đây là tiền tôi và tôi không xin con gái tôi số tiền đó, có gì sai khi giúp con trai tôi mua một chiếc ô tô bằng số tiền của tôi? Tôi thực sự không hiểu.

Lúc này, con rể nói: “Mẹ ơi, sao mẹ không nói với chúng con rằng mẹ bỏ tiền ra mua xe cho anh? Mẹ sẽ ở nhà chúng con, số tiền nhỏ thì chúng con không quan tâm nhưng nếu bỏ ra số tiền lớn như vậy mẹ phải nói cho con biết. Hơn nữa, đó là tiền chúng con cho mẹ, mẹ lấy tiền chúng con cho mà đi mua xe cho anh trai, như thế là không được”.

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng. Dù tôi tiết kiệm được 100.000 NDT (khoảng 351 triệu đồng) sau khi đến nhà con gái nhưng con gái đã đưa cho tôi và tôi nghĩ mình có quyền quyết định.

Tôi tức giận nói: “Con nói như vậy thì người ta cười cho, tiền của mẹ, mẹ muốn tiêu thế nào thì tiêu. Mẹ chưa từng nghe chuyện mẹ vợ tiêu tiền mà phải hỏi ý kiến con rể. Hơn nữa, con gái mẹ không phản đối, con sao lại tỏ thái độ như vậy?”.

65 tuổi, ở nhà con gái chăm cháu 8 năm, tôi cho con trai 351 triệu đồng mua ô tô, con rể tỏ thái độ: Để con trai mẹ chăm sóc mẹ lúc về già!- Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Lời nói của tôi khiến con rể tức giận hơn. Con rể lớn tiếng nói: “Mẹ ở nhà con thì phải nghe theo con. Nếu mẹ không đồng ý, vậy thì về nhà con trai của mẹ ở, để con trai của mẹ lo cho mẹ lúc về già. Mẹ ở nhà con, ăn uống nhà ở nhà con, rồi lại lấy tiền chúng con cho để đưa cho con trai của mẹ”.

Những lời này làm tôi tổn thương. Tôi đã rất vất vả khi sống ở đây nhưng tôi chưa bao giờ phàn nàn với các con, cuối cùng tôi lại nhận được kết quả này. Số tiền ban đầu được con gái, con rể đưa cho tôi như tiền tiêu vặt, tôi muốn tiêu bao nhiêu cũng được. Vậy mà bây giờ tôi tiêu 100.000 NDT (khoảng 351 triệu đồng) để mua xe cho con trai thì con rể lại tỏ thái độ, thậm chí còn muốn đuổi tôi đi.

Tôi cảm thấy con rể không muốn tôi ở nhà các con dưỡng già nữa. Trước đây con rể nói, nếu tôi giúp chăm cháu, vợ chồng các con sẽ lo cho tôi khi già. Bây giờ cháu cũng đã lên tiểu học nên anh ta muốn tôi đi. Anh ta đang kiếm cớ chuyện tôi bỏ tiền mua xe cho con trai để tôi không chịu được rồi bỏ đi.

Thái độ của con rể đối với tôi ngày càng lộ rõ. Tôi nghĩ rằng, cả gia đình tôi sẽ không hạnh phúc nếu tôi tiếp tục ở đây, vậy nên tôi đã quyết định rời khỏi nhà con gái, con rể.

Related Posts

Our Privacy policy

https://kenhtina.com - © 2025 News