Ông Bằng là người con của vùng nông thôn nằm cách thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) khoảng 50km. Gia đình ông 3 đời kiếm sống bằng nghề công nhân, dù không mấy dư giả nhưng vẫn có của ăn của để cho con cháu sau này.
Vợ ông Bằng mất cách đây 5 năm vì căn bệnh xuất huyết não. Sự ra đi của bà khiến ông lão mất ăn mất ngủ một thời gian dài. Trước đây, ông Bằng từng làm việc trong một công ty phân bón nên về nghỉ hưu được hưởng mức lương 2000 NDT (khoảng 7 triệu đồng) để chi tiêu hàng tháng.
Vợ chồng ông Bằng có một người con trai năm nay 37 tuổi, tên là Hào. Vợ mất, trong nhà chỉ còn có 2 người nhưng tính cách của ông Bằng và con Trai trái ngược hoàn toàn, thường xuyên cãi vã mỗi khi gặp nhau. 15 năm trước, Hào đến Quảng Đông (Trung Quốc) để tìm việc, sau đó kết hôn với một cô gái rồi sống luôn ở đây. Kể từ khi xa quê, Hào rất ít khi về thăm cha. Một năm anh chỉ về nhà một lần vào dịp Tết Nguyên đán. Mỗi lần về, Hào chỉ ghé lại thắp nén hương cho mẹ rồi dời đi ngay sau đó.
Ảnh minh họa
Ông Bằng có một người cháu trai tên là Khâm, sống cách nhà không xa. Người cháu này hiện đang điều hành một công ty phân bón nhỏ ở tỉnh, thường xuyên về thăm ông mỗi khi có dịp. Hai năm trước, biết ông Bằng sống lủi thủi một mình, Khâm nhiều lần ngỏ ý mời bác đến sống chung, bởi bố mẹ mất sớm nên từ lâu Khâm đã không cảm nhận được hơi ấm từ gia đình. Sau nhiều lần cân nhắc, ông Bằng đã đồng ý đến sống với cháu trai và cháu dâu.
Ở nhà cháu trai, ông Bằng cảm thấy vô cùng thoải mái. Nhiều lần ông nghĩ có lẽ vì vắng cha mẹ nên Khâm muốn đối xử với mình như cha ruột. Điều này khiến ông Bằng cảm kích vô cùng. Vì vậy, ông dự định sau này sẽ giúp vợ chồng cháu trai trông con để chúng có thời gian làm việc và lo cho bản thân.
Cuối năm ngoái, ông Bằng được chính quyền thông báo nhận 600.000 NDT (khoảng 2 tỷ đồng) tiền đền bù giải phóng mặt bằng để mở rộng khuôn viên di tích lịch sử gần nhà. Nhận được tin này ông Bằng vui mừng khôn xiết. Ông cầm điện thoại lên gọi điện cho con trai Hào, hẹn con về quê thăm mình một hôm.
Nhận được cuộc gọi của cha, Hào dửng dưng như không có chuyện gì, cũng chẳng hứa về thăm ông một hôm. Những ngày sau đó, ông Bằng tiếp tục gọi con về, thậm chí còn nói mình bị ốm cần người chăm sóc nhưng đổi lại là vài câu hỏi thăm qua loa của con trai. Nhận thấy sự lạnh lùng của Hào, ông Bằng thất vọng và buồn tủi vô cùng.
Ảnh minh họa
Đến ngày, ông Bằng định một mình tới ủy ban xã nhận tiền. Cháu trai Khâm lo bác đi xa nguy hiểm nên quyết định nghỉ việc, lái ô tô đưa ông Bằng đến tận nơi. Trên đường đi, 2 bác cháu tâm sự rất nhiều chuyện. Khi đề cập đến tiền đền bù, Khâm chỉ nhắn nhỉ vài điều: ”Nhận tiền rồi, bác có nghĩ đến việc mua một căn hộ nhỏ cạnh nhà anh Hào ở Quảng Đông để tiện đi lại không? Số tiền còn lại bác có thể cho vào sổ tiết kiệm để chi tiêu những ngày tháng sau này cũng được. Dù hơi xa nhưng vợ chồng cháu vẫn sẽ thường xuyên đến thăm bác mỗi dịp lễ Tết”.
Nghe câu này của cháu trai, trong lòng ông Bằng vừa quặn đau nhưng cũng như được vỗ về an ủi. Ông lão suy nghĩ một hồi rồi đáp lại người cháu: “Bác chưa có kế hoạch gì. Hai đứa đối tốt với bác như vậy, bác không biết làm sao để cảm ơn cho hết”.
Sau khi nhận tiền bồi thường đất, ông Bằng cho toàn bộ vào tài khoản ngân hàng. Ba tháng sau, ông quyết định viết giấy trao tặng toàn bộ 600.000 NDT cho gia đình cháu trai và không quên nhắn nhủ: ”Bác chẳng sống được bao lâu nên số tiền này tặng lại cho cháu. Sống cùng 2 đứa bác thấy rất vui và chẳng còn cô đơn. Mong rằng chúng ta sẽ cùng nhau trải qua những khó khăn trong tương lai”.
Ảnh minh họa
Dù đau buồn trước sự lạnh lùng của người con trai duy nhất nhưng đồng thời, ông Bằng vẫn luôn biết ơn vì có người cháu trai tốt bụng và quan tâm đến mình. Sau nhiều năm sống xa con, ông nhiều lần tự vấn liệu bản thân có làm sai điều gì khiến con trai phận lòng hay không. Thời gian dài trôi qua, ông không còn bận lòng với điều này nữa, mà cố sống khỏe, sống tốt và trân trọng những thứ tốt đẹp ngay bên cạnh mình.