×

Cúng ông Công ông Táo đón Tết 2025 vào giờ nào đẹp nhất? Ai chưa biết thì nên nắm cho rõ

Đa số các gia đình chọn cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp.

Tết ông Công ông Táo 2025 là thứ mấy, ngày mấy dương lịch?

Đối với người Việt, Tết ông Công ông Táo là ngày lễ quan trọng diễn ra trước ngày Tết Nguyên đán. Ngày ông Công ông Táo là 23 tháng Chạp (tháng 12 âm lịch) hằng năm. Theo sự tích dân gian Việt Nam, vào ngày nay, các Táo sẽ cưỡi cá chép bay về trời để bẩm báo với Ngọc Hoàng về những việc đã xảy ra với gia đình trong suốt một năm qua. Đến đêm giao thừa, Táo quân sẽ quay về hạ giới để tiếp tục công việc của năm mới.

Vào ngày này, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ cúng chu đáo, tươm tất để tiền ông Công ông Táo về trời. Thời điểm cúng thường diễn ra trước 12 giờ trưa của ngày 23 tháng Chạp.

Ngày ông Công ông Táo năm 2025 (ngày 23 tháng 12 âm lịch năm Giáp Thìn) rơi vào thứ Ba, tức ngày 20/01/2025 dương lịch.
Cúng ông Công ông Táo giờ nào đẹp nhất?

Cúng ông Công ông Táo giờ nào đẹp nhất?

Cúng ông Công ông Táo giờ nào đẹp nhất?

Đa số các gia đình chọn cúng ông Công ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp. Tuy nhiên, do ngày ông Công ông Táo 2025 rơi vào thứ Ba – là ngày làm việc bình thường nên gia đình có thể chọn cúng sớm hơn một vài ngày để thuận tiện trong việc làm lễ.

Trường hợp không cúng ông Công ông Táo đúng ngày, gia đình có thể chọn cúng vào một trong các ngày đẹp sau:

– Ngày 19 tháng Chạp tức thứ Năm ngày 16/01/2025 dương lịch, ngày Giáp Thân, là ngày hoàng đạo Kim Quỹ.

– Ngày 20 tháng Chạp, thứ Sáu ngày 17/01/2025 dương lịch, ngày Ất Dậu, thuộc hoàng đạo Kim Đường.

– Ngày 21 tháng Chạp, thứ Bảy, 18/01/2025 dương lịch, ngày Bính Tuất, là ngày hoàng đạo Ngọc Đường.

Các khung giờ đẹp để cúng ông Công ông Táo trong gồm:

– Ngày 19 tháng Chạp: Tý (23h – 1h), Sửu (1h – 3h), Thìn (7h – 9h), Tỵ (9h – 11h), Mùi (13h – 15h), Tuất (19h – 21h).

– Ngày 20 tháng Chạp: Tý (23h – 1h), Dần (3h – 5h), Mão (5h – 7h), Ngọ (11h – 13h), Mùi (13h – 15h), Dậu (17h – 19h).

– Ngày 21 tháng Chạp: Sửu (1h – 3h), Thìn (7h – 9h), Ngọ (11h – 13h), Mùi (13h – 15h), Tuất (19h – 21h), Hợi (21h – 23h).

– Ngày 23 tháng Chạp: Dần (3h – 5h), Mão (5h – 7h), Tỵ (9h – 11h), Thân (15h – 17h), Tuất (19h – 21h).

Lưu ý, không nên cúng muộn hơn 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian, Táo quân sẽ khởi hành về trời từ khung giờ Ngọ (11-12h). Cúng sau 12h sẽ không còn ý nghĩa.

Ngoài ra, không cúng ông Công ông Táo sau ngày 23 tháng Chạp.

Văn khấn cúng ông Táo

Theo sách nhà xuất bản Văn hóa thông tin (Văn khấn cổ truyền Việt Nam), bài khấn ông Công ông Táo cổ truyền Việt như sau:

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là:……………

Ngụ tại:…………

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Nam mô a di đà Phật!

Related Posts

Our Privacy policy

https://kenhtina.com - © 2025 News