Tại hoạ ập xuống

Khi tôi 10 tuổi, bố mẹ tôi qua đời. Chỉ trong một đêm, tôi từ trên mây rơi xuống vực thẳm, từ một đứa trẻ vui vẻ vô tư trở thành đứa trẻ mồ côi, không cha không mẹ. Đó cũng là lần đầu tiên tôi cảm thấy đau đớn và bất lực khi mất đi người thân. Dù rất đau buồn nhưng tôi không thể rơi một giọt nước mắt nào.

 

Quê chúng tôi ở nông thôn, hầu hết các gia đình khác đều có hai người con. Chỉ có bố mẹ tôi chỉ sinh được một người con là tôi. Bố thường nói: “Dù nam hay nữ, một đứa con là đủ. Bố mẹ muốn cho con chất lượng cuộc sống và giáo dục tốt nhất”.

Tuy bố mẹ tôi chỉ là nông dân, sống trong cảnh tiết kiệm nhưng luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho tôi. Họ sẵn sàng đầu tư cho việc học của con cái. Vậy mà giờ họ đã không còn trên thế gian, phần đời về sau tôi biết đi về đâu…

Lo xong đám tang cho bố mẹ, dì út hỏi tôi: “Tiều Phàm, cháu về nhà với dì nhé”. Nghe câu này, tôi choáng váng. Trong nhà bàn bạc hồi lâu, các bác, các dì khác đều không muốn nhận nuôi tôi. Điều này tôi cũng hiểu vì có thêm người trong nhà đồng nghĩa chi phí sinh hoạt sẽ cao lên rất nhiều. Chỉ có dì út nhận nuôi tôi.

Bố mẹ mất sớm, dì nhận nuôi tôi từ nhỏ, mặc thiên hạ đàm tiếu - 15 năm sau, tôi làm một việc khiến dì nghẹn ngào!- Ảnh 1.

(Ảnh minh hoạ)

Nhưng dì năm lại sắp lấy chồng, tôi cũng lo lắng không biết chồng và gia đình chồng nhà dì có chấp nhận? Thấy được băn khoăn, do dự của tôi, dì út nhẹ nhàng nói: “Dì ở đâu, con ở đó, đừng lo nhiều nhé”.

Nhưng mọi việc không diễn ra suôn sẻ như chúng tôi tưởng tượng. Ngày hôm đó, chính tai tôi đã nghe thấy cuộc cãi vã giữa dì và chồng sắp cưới. Chú không muốn nuôi tôi vì tôi sẽ trở thành gánh nặng lớn. Thậm chí để ngăn cản, chú còn nói những lời khiến dì út tổn thương: “Nếu em vẫn quyết định nhận nuôi đứa trẻ, chúng ta sẽ huỷ hôn”.

“Đó là đứa con duy nhất của chị gái em, em không thể bỏ được”, dì út nói. Nghe câu này, tôi vừa cảm động vừa áy náy. Tôi không muốn vì bản thân mình mà phá hỏng hạnh phúc của dì. Nhưng dì đã lựa chọn huỷ hôn để có thể chăm lo cho tôi thật tốt.

Cuộc sống nương tựa vào nhau

Dì út làm việc ở một nhà máy. Ngày nào dì cũng về sớm và về muộn. Khi có thời gian rảnh, dì lại đạp chiếc xe đạp cũ để đưa tôi đi học. Dù cuộc sống 2 dì cháu có nhiều khó khăn nhưng luôn ngập tràn tiếng cười mỗi ngày.

Tôi biết dì đã cố gắng hết sức để kiếm tiền để tôi có cuộc sống tốt hơn, và tất cả những gì tôi có thể làm là không gây rắc rối cho dì. Tôi nhớ hôm đó trời đã khuya lắm rồi, dì vẫn chưa về, bụng tôi đang cồn cào vì đói. Tôi không còn cách nào khác là phải tự tay nấu. Hôm đó cũng là lần đầu tiên trong đời tôi thử món cơm chiên trứng, tuy trông không ngon lắm và hơi mặn nhưng tôi đã ăn rất ngon.

Sau khi dì trở về, dì đã xúc động rơi nước mắt khi nhìn thấy món cơm chiên trứng tôi để phần cho dì. “Thật là một cậu bé hiểu chuyện, ở với dì khiến con phải chịu cực khổ rồi”, dì sụt sịt.

Bố mẹ mất sớm, dì nhận nuôi tôi từ nhỏ, mặc thiên hạ đàm tiếu - 15 năm sau, tôi làm một việc khiến dì nghẹn ngào!- Ảnh 2.

(Ảnh minh hoạ)

Để giảm bớt gánh nặng cho dì năm, tôi bắt đầu học làm nhiều công việc nhà khác nhau. Khi bố mẹ tôi còn sống, tôi về cơ bản không làm bất kỳ công việc nhà nào và chỉ học mỗi ngày. Hoàn cảnh bây giờ đã khác, tôi phải học cách trưởng thành.

Sau món cơm chiên trứng đó, dì cũng dạy tôi cách làm một số món ăn đơn giản khác. Nhờ vậy, kỹ năng nấu nướng của tôi cải thiện rõ rệt.

Dì luôn đối xử tốt với người khác và thân thiện với hàng xóm nếu họ cần giúp đỡ, dì sẽ cố gắng hết sức để giúp đỡ. Tôi cũng luôn cho rằng những người xung quanh đều là hàng xóm tốt.

Đến khi tôi học THCS, dì than phiền dạo gần đây bị sụt cân nên muốn xin ở nhà nghỉ ngơi một thời gian, kết hợp với đi khám bệnh. Những ngày dì ở nhà, dì nấu rất nhiều đồ ăn cho tôi để bổ sung dinh dưỡng. Nhưng việc dì ở nhà 1 thời gian khiến nhiều người đồn đoán dì sắp lấy chồng, cũng có người ác miệng bảo dì bị bệnh hiểm nghèo.

Những người nói không hay về dì đều là hàng xóm xung quanh nhà. Càng nghe, tôi càng bực dọc khi thấy họ cười nhạo dì tôi, vì thế tôi cự cãi lại. Bà hàng xóm lập tức chua ngoa nhiếc mắng lại tôi và dì, thậm chí bà ta còn rút chiếc dép ra ném vào tôi, may mắn, dì lao đến đỡ cho tôi. Về nhà, dì mắng tôi một trận, dặn tôi không nên vì những lời nói xấu xa của người khác mà làm tổn thương mình.

Dì ôn tồn: “Chúng ta không thể kiểm soát được lời nói của người khác. Chúng ta chỉ có thể cố gắng hết sức để ngăn chặn những tiếng nói khiến chúng ta khó chịu. Sống tốt cuộc sống của chính mình là điều quan trọng hơn bất cứ điều gì khác”.

Dì không kết hôn để nuôi tôi khôn lớn

Sau khi tốt nghiệp cấp 3 tôi vào trường nội trú vì hàng ngày phải tự học, dì 5 cũng rất bận rộn trong công việc, tôi không muốn gây rắc rối cho dì, hơn nữa tôi cũng muốn rèn luyện bản thân, không thể lúc nào tôi cũng dựa dẫm vào dì.

Dì thường xuyên đến thăm tôi khi có thời gian rảnh, mua cho tôi nhiều đồ ăn ngon. Bạn cùng phòng đều ghen tị với tôi và nói rằng tôi có một người mẹ tốt. Đúng vậy, dì như mẹ ruột của tôi vậy – yêu thương, che chở vô điều kiện. Tôi luôn tự nhủ phải báo đáp công ơn của dì.

Bao năm qua, vì tôi mà dì không kết hôn. Tôi luôn cảm thấy có lỗi, tôi nghĩ rằng sau khi học cấp ba, dì sẽ có được không gian cho riêng mình và có những mối quan hệ khác. Tôi đã nói chuyện này với dì nhiều lần, nhưng lần nào dì năm cũng nói: “Dì có quan điểm riêng về chuyện của mình, con đừng lo lắng. Con vẫn phải tập trung vào việc của mình. Niềm hạnh phúc của dì là thấy con được vào một trường Đại học tốt, tìm được công việc tốt”.

Tôi gật đầu, tự nhủ phải cố gắng nỗ lực để báo công ơn của dì, để nỗi vất vả của dì không phải điều vô nghĩa. Ba năm học tập chăm chỉ ở trường THPT, cuối cùng tôi cũng được nhận vào trường Đại học mà tôi yêu thích. Biết tin, dì út còn hạnh phúc hơn cả tôi.

Thời đó, được nhận vào trường Đại học danh tiếng rất hiếm người. Hơn nữa, với trường họp của dì – một mình nuôi nấng đứa trẻ mồ côi lại càng hiếm hơn. Dì nhận được nhiều lời khen ngợi từ mọi người xung quanh. Ngày tiễn tôi nhập học, dù chưa bao giờ uống rượu nhưng hôm đó do vui mừng, dì đã uống rất nhiều.

Trong cơn say, dì bật khóc: “Chị và anh rể dưới suối vàng yên tâm nhé. Tiểu Phàm đã nên người rồi, sau này em sẽ chăm sóc cho con thật tốt “. Nghe câu này, tôi bật khóc, thầm hứa sau này nhất định phải báo đáp thật tốt cho dì, để có thể sống xứng đáng với lòng tốt của dì.

Bố mẹ mất sớm, dì nhận nuôi tôi từ nhỏ, mặc thiên hạ đàm tiếu - 15 năm sau, tôi làm một việc khiến dì nghẹn ngào!- Ảnh 3.

(Ảnh minh hoạ)

Cái kết viên mãn

Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi lập kế hoạch cho sự nghiệp. Tôi nghĩ mình sẽ làm việc chăm chỉ vài năm rồi về quê khởi nghiệp, chăm sóc dì thật tốt. Dì đã luống tuổi, vẫn nghẹn ngào bảo tôi: “Con hãy thực hiện ước mơ của mình, không phải vì dì mà để mọi chuyện dang dở”.

Những năm qua, dì đã vì tôi mà tóc bạc rất nhiều. May mắn thay, bây giờ tôi đã tốt nghiệp và có khả năng kiếm sống, gánh nặng của dì đã được trút bỏ.

Trong một lần đang ngoài vườn rau làm cỏ, dì ngã xuống bất tỉnh. May mắn được hàng xóm phát hiện kịp thời và đưa đi bệnh viện, dì qua cơn nguy kịch. Bác sĩ bảo dì bị cảm lạnh, có nguy cơ đột quỵ, vì thế cần thời gian dài nghỉ ngơi. Biết tin dì ốm, tôi lại một lần nữa định từ bỏ công việc ở thành phố để về quê khởi nghiệp. Tôi muốn ở gần chăm sóc cho dì. Nhưng dì lạnh lùng gạt đi, khuyên tôi không nên về quê vì kinh tế kém phát triển, sẽ gặp nhiều khó khăn.

Mãi thời gian sau, dì mắc ung thư vú, tôi mới quyết định trở về quê hương. Tôi đồng hành cùng dì trong những lần hoá trị, xạ trị, phẫu thuật.

Lúc này bên dì đã có người đàn ông yêu thương, chăm sóc cho dì, đó là chú Lưu. Tôi rất vui khi thấy chú đút từng thìa cháo cho dì. Tôi chủ động trò chuyện với chú Lưu, mong 2 người sớm về chung một nhà. Tôi hỗ trợ chú Lưu bày biện, chuẩn bị hoa quà cho một buổi tối lãng mạn để chú ngỏ lời với dì. Sau đó 2 người tổ chức bữa cơm thân mật mời họ hàng, bạn bè, thông báo chuyện về sống cùng nhau.

Sau này tôi lấy vợ, sinh con, dì út lại một tay chăm sóc con tôi. Gia đình chúng tôi sống vui vẻ, hạnh phúc bên nhau. Dì giờ không còn vất vả chuyện cơm áo gạo tiền, hoàn toàn có thể thảnh thơi tuổi già, vui vầy bên con cháu.