×

Cắm đào chơi Tết có nên đốt gốc đào hay không? Nhiều người làm sai khiến đào nhanh héo, không để được lâu

Nhiều người có thói quen đốt gốc đào và cho rằng việc này sẽ giúp đào tươi lâu hơn. Cách này có đúng hay không?

Có nên đốt gốc đào hay không?

Cành đào là một trong những biểu tượng của mùa xuân, của ngày Tết. Nếu như miền năm chuộng hoa mai vàng thì miền Bắc sẽ dùng cành đào thắm.

Cành đào mua về trông rất đẹp nhưng nếu không biết cách xử lý, chỉ vài hôm là hoa đã héo rũ, rụng cánh, không chơi được lâu.

Theo kinh nghiệm dân gian được nhiều người truyền miệng, để đào tươi lâu hơn, người ta hay dùng lửa đốt gốc đào trước khi cắm. Vậy lời khuyên này có đúng không?

Nhiều người tin rằng, sau khi cưa cành đào khỏi cây, phần nhựa chảy ra ở vết cắt gặp không khí sẽ đông đặc lại, ngăn chặn nhựa tiếp tục chảy ra. Ngoài ra, vi khuẩn, nấm mốc cũng có thể xâm nhập vào cành đào thông qua vết cắt này.

Vì thế, trước khi cắm cành đào vào bình nước, người ta sẽ đốt gốc đào để diệt vi khuẩn, nấm mốc và làm nóng chảy các cục nhựa đông, giúp thông mạch cho cây, để cây có thể hút nước lên nuôi hoa lá.

Tuy nhiên, việc đốt gốc đào không đúng cách sẽ làm tắc mạch, khiến nước và các chất dinh dưỡng không thể đi lên các cành nhỏ, cung cấp cho hoa và lá, làm hoa đào nhanh héo, rụng cánh.

Đốt gốc đào quá lâu sẽ không còn tác dụng diệt khuẩn nửa mà làm phần gốc bị cháy, mất đi khả năng hút nước. Vì vậy, nếu áp dụng phương pháp đốt gốc đào, bạn chỉ nên đốt vừa phải, hơ nhanh qua lửa để mặt cắt se lại là được.
Đốt gốc đào không đúng cách có thể làm cành nhanh héo, không nở đẹp.

Đốt gốc đào không đúng cách có thể làm cành nhanh héo, không nở đẹp.

Mẹo cắm hoa đào tươi lâu

– Rửa sạch lọ và gốc đào

Trước khi cắm hoa đào vào lọ, bạn nên rửa sạch lọ để loại bỏ hết các chất bẩn, vi khuẩn bên trong. Phần gốc đào cũng nên rửa với nước sạch để loại bỏ các chất bẩn. Đây là một trong những bí quyết quan trọng để hoa đào tươi lâu, nở đẹp.

– Thay nước thường xuyên

Cứ 2-3 ngày, bạn nên thay nước trong bình một lần. Rửa lại phần gốc đào ngâm trong nước. Bước này giúp đào tươi lâu hơn.

– Để ở nơi khuất gió

Hoa đào rất mỏng manh. Nếu để ở nơi có gió, đào sẽ nhanh héo và rụng hoa. Để hoa bền lâu, nên để ở nơi khuất gió, tránh xa cả gió quạt.

– Nuôi dưỡng cành đào

Bạn có thể thả vài viên vitamin B1 vào nước cắm hoa đào để cung cấp dinh dưỡng cho hoa và lá. Có thể dùng loại vitamin B1 cho người uống hoặc mua loại B1 chống sốc cho cây. Kali cũng là thành phần có thể bổ sung vào nước cắm hoa để cung cấp dinh dưỡng cho hoa.

Ngoài ra, sử dụng các loại nước dưỡng hoa bán sẽ cũng là một lựa chọn tiện lợi.

– Cắm bằng nước ấm

Nếu sát Tết mà hoa chưa nở, bạn có thể dùng nước ấm khoảng 40 độ C để cắm hoa. Thay nước mỗi ngày để thúc hoa nở nhanh hơn.

Với cây đào, đắp vôi quanh gốc sẽ giúp hoa đào nở nhanh hơn.

Nếu muốn hoa nở chậm, hãy dùng nước lạnh để cắm hoa hoặc cứa một vòng xuanh quanh thân gốc 1 gang tay để hạn chế dinh dưỡng cành đào có thể lấy nuôi hoa, làm chậm quá trình nở hoa.

Related Posts

Our Privacy policy

https://kenhtina.com - © 2025 News