Với quyết định này, chàng trai 22 tuổi là quán quân đầu tiên chọn không đi du học trong lịch sử 25 năm của chương trình ‘Đường lên đỉnh Olympia’
Nhà vô địch Olympia duy nhất không chọn du học
Trần Thế Trung (22 tuổi), cựu học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (tỉnh Nghệ An). Trung từng được biết đến là nhà vô địch cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia 2019 nhưng chàng trai đến từ chuyên Phan không lựa chọn không đi du học Úc mà ở lại Việt Nam.
Với quyết định này, Thế Trung là quán quân đầu tiên chọn không đi du học trong lịch sử 25 năm của chương trình ‘Đường lên đỉnh Olympia’. Hiện tại, Trung đang là sinh viên ngành thiết kế ứng dụng sáng tạo của Trường ĐH RMIT Việt Nam (cơ sở Hà Nội). Đây là ngành học mà Trung yêu thích từ những năm còn ở bậc THPT.
Thế Trung là quán quân đầu tiên chọn không đi du học trong lịch sử 25 năm của chương trình ‘Đường lên đỉnh Olympia’. Ảnh: Internet
“Mình cũng từng chọn theo học ngành thiết kế đồ họa ở Trường ĐH Swinburne (Úc) nhưng học trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Sau học kỳ 1, mình cảm thấy không phù hợp với ngành này nên quyết định dừng việc học”, Trung chia sẻ.
Tháng 6/2021, Thế Trung quyết định rút hồ sơ khỏi Trường ĐH Swinburne để chuyển sang Trường ĐH RMIT Việt Nam. Số tiền thưởng trị giá 35.000 USD từ cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đã giúp Trung trang trải chi phí học tập tại ngôi trường đất đỏ bậc nhất Việt Nam này.
“Mình thấy học ở trong nước cũng tốt, Nếu mình cố gắng thì ở đâu cũng sẽ có cơ hội, quan trọng là bản thân biết chủ động nắm lấy hay không”, Trung nói.
Với Thế Trung, tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia là hiện thực hóa ước mơ và đam mê suốt những năm tháng phổ thông. Trung nhận ra rằng, sau khi để lại phía sau ánh hào quang của cuộc thi, cậu cần tiếp tục chinh phục những mục tiêu mới trong cuộc sống.
Ngoài việc học tập, Thế Trung còn dành đam mê với nhiều bộ môn khác. Ảnh: Internet
Bên cạnh việc đam mê học tập, Thế Trung còn dành tình yêu đặc biệt với môn bóng rổ. Trung bắt đầu chơi bóng rổ từ khi còn học lớp 7 và đã gắn bó với bộ môn này suốt từ đó đến nay. Bên cạnh việc chơi bóng, Trung còn có hứng thú với công việc trọng tài và đặc biệt quan tâm đến việc tìm hiểu luật bóng rổ quốc tế. Với trình độ tiếng Anh xuất sắc, đạt 8.0 IELTS, Trung đã từng dịch thuật quy định thi đấu bóng rổ 3×3 do Liên đoàn Bóng rổ Thế giới công bố.
‘Rất hài lòng với cuộc sống học tập và làm việc hiện tại’
Từng có rất nhiều người bày tỏ sự tiếc nuối đối với tài năng của Trần Thế Trung trước quyết định không ra nước ngoài du học của nhà vô địch ‘Đường lên đỉnh Olympia năm 2019”
Trung cho rằng, việc các quán quân chọn đi du học hay ở lại nước ngoài sinh sống và làm việc là quyết định cá nhân, thể hiện quyền phát triển riêng của mỗi người. Về trách nhiệm và sự đóng góp cho đất nước, Trung nhấn mạnh rằng đây là nghĩa vụ của tất cả mọi người, không chỉ riêng những người vô địch Đường lên đỉnh Olympia. Hơn nữa, mỗi người sẽ có cách thực hiện trách nhiệm đó khác nhau, kể cả những người đang sống và làm việc ở nước ngoài.
“Nếu các quán quân Đường lên đỉnh Olympia sang nước ngoài và thực hiện những nghiên cứu phục vụ cho nhân loại thì cũng là một hình thức cống hiến cho đất nước”, Trung bày tỏ.
Các quán quân Đường lên đỉnh Olympia được đánh giá cao, thu hút nhiều người theo dõi trên mạng xã hội nên việc Thế Trung chọn học tại Việt Nam cũng thu hút sự chú ý của dư luận. Sự quan tâm này còn xuất phát từ việc các quán quân khác của chương trình đa số đều đi du học ở Úc. Sau khi học xong, một số lựa chọn sinh sống và làm việc tại nước ngoài.
Trung chia sẻ rằng bản thân đang rất hài lòng với cuộc sống học tập và làm việc hiện tại. Ảnh: Internet
Chứng kiến thái độ này của mọi người, Trung chia sẻ bản thân cậu thấy mọi người đang quan tâm quá nhiều tới đời sống cá nhân của các quán quân Đường lên đỉnh Olympia và đánh giá quá cao vai trò của họ.
“Mọi người thường coi những người chiến thắng trong chương trình này là nhân tài và kỳ vọng ở chúng mình về sự cống hiến cho đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế, Đường lên đỉnh Olympia chỉ là một sân chơi truyền hình và mình chỉ là một người thắng cuộc”, Trung nói.
Mặt khác, Trung cũng hoàn toàn thông cảm cho việc mọi người quan tâm và thảo luận nhiều về con đường và hướng đi của những người chiến thắng trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.
“Chúng mình thi trên sóng truyền hình nên nhận được sự quan tâm từ mọi người cũng là điều dễ hiểu. Mình chỉ không đồng tình với suy nghĩ của mọi người về việc coi chúng mình là nhân tài và có khả năng vượt trội”, Trung chia sẻ.
Thế Trung bày tỏ hy vọng mọi người sẽ ngày càng tôn trọng cuộc sống và quyết định cá nhân của các quán quân chương trình, dù anh hiểu rằng điều này không thể thay đổi trong một sớm một chiều.
Trung chia sẻ rằng bản thân đang rất hài lòng với cuộc sống học tập và làm việc hiện tại. “Tuy nhiên, hài lòng không có nghĩa là mình không muốn phát triển thêm. Mình cảm thấy cuộc sống hiện tại đã đủ ổn định để mình có thể duy trì trong một thời gian. Trong tương lai, nếu có cơ hội tiếp cận các khóa học ở nước ngoài, mình sẽ cân nhắc việc sang nước ngoài hoàn thành chúng để có thêm những trải nghiệm mới.”
Ngoài ra, Trung cũng rất hứng thú với mô hình “du học trong nước” đang ngày càng phổ biến. Theo Trung, mỗi nền giáo dục đều có những ưu điểm riêng, và mọi người có thể tiếp cận nền giáo dục nước ngoài ngay tại Việt Nam thông qua việc một số trường đại học nổi tiếng từ nước ngoài mở cơ sở tại Việt Nam hoặc liên kết với các trường đại học trong nước.
News
Sắc vóc bạn gái kém 37 t/uổi vừa s;;inh con trai thứ 2 cho diễn viên Quang Minh – chồng cũ Hồng Đào: Gia thế không phải ‘h;;;ạng x;;;oàng’
Diễn viên Quang Minh có con với bạn gái kém 37 tuổi. Cả hai bắt đầu mối quan hệ được một năm, công khai chia sẻ trên mạng xã hội. Ở tuổi 65, diễn viên Quang Minh nói anh hạnh phúc khi…
Ngỡ ngàng giá vàng hôm nay 7/11: Nhà đầu tư c;;uống c;;uồng bán tháo khi giá vàng miệt mài giảm giá không ngừng nghỉ
Giá vàng hôm nay 7/11/2024 trên thị trường quốc tế lao dốc không phanh do tâm lý phòng thủ lên cao sau khi ông Donald Trump trúng cử tổng thống Mỹ. Căng thẳng địa chính trị được kỳ vọng giảm….
Tại sao ghép 2 nải chuối đặt lên ban thờ cho đẹp lại là tối kỵ tâm linh tuyệt đối nên tránh? Nhiều nhà vô tư làm sai bảo sao càng c;;úng càng m;;ất lộc
Thắp hương chuối là thói quen phổ biến ở Việt Nam nhưng ở góc độ tâm linh phong thủy thì rất nhiều người còn chưa biết chọn chuối sao cho đúng. Dâng quả chuối thắp hương là thói quen thường…
Vừa bán được mảnh đất mấy tỷ chuẩn bị để mua nhà thì phát hiện bị u/n/g t/h/ư giai đoạn cuối, em gái nghẹn ngào gửi hết số tiền ấy cho tôi rồi nhờ nuôi dạy 2 đứa con thành người, tôi ngấn lệ hứa với em rồi cất tiền đi, 3 năm sau tôi cần chiếc ô tô để đi làm mà bí quá nên lấy tạm tiền em đưa để mua xe mà cả nhà nói chẳng ra làm sao: Rồi từ từ tôi khác trả chứ sao mà
Nhà tôi chỉ có 2 chị em gái, từ nhỏ 2 đứa đã quấn quýt nhau vì bố mẹ đi làm cả ngày, chị em ở nhà tự trông nhau. Năm tôi lên lớp 12, em gái vừa đậu cấp…
Vợ con đều m/ấ/t trên bàn đ/ẻ, anh rể tôi gào khóc nhất nhất đòi đi theo để ‘gia đình đoàn tụ’, thế mà chưa đầy 49 ngày, anh đã ôm hết tiền phúng viếng đưa b/ồ đi Nha Trang du lịch, mẹ vợ cao tay làm ngay 1 việc khiến chàng rể m;;ất n;;ết ‘thân t/à/n m/a d/ạ/i’, sợ luôn đến già
Trước đây em gái tôi cũng xinh xắn, cao ráo dễ nhìn lắm. Nó yêu sớm nên 20 tuổi đã đòi lấy chồng vì lỡ có bầu trước. Hôm nó lên xe hoa cả nhà tôi khóc, bố thì bảo: “Con…
C;;;ãi lời bố mẹ quyết tâm lấy chồng xa nhà hơn 200km, ngày đón dâu, cả họ nhà gái chẳng quản đường xa đưa em về đến tận nhà chồng nhưng chỉ được mang mỗi món này ra tiếp đón, em thất vọng vô cùng, mặc nguyên váy cưới theo bố mẹ về nhà, không dâu con cưới xin gì nữa hết
Ngày trước, thi thoảng nằm bên em, mẹ lại vuốt tóc thủ thỉ với con gái: “Bố mẹ có mỗi đứa con gái, sau chỉ gả chồng gần còn chạy đi chạy lại thăm nom được. Gả chồng xa là…
End of content
No more pages to load