×

Mừng thầm khi nghĩ đã thoát cảnh “sống chung với mẹ chồng” vì bà mất khi chồng tôi còn nhỏ. Nào ngờ cơn ám ảnh mang tên bố chồng ập đến. Vừa cưới nhau sống chung một năm mà tôi sụt 8kg vì mỗi đêm ông ta đều…. làm chuyện này

Tôi hòa hợp với mẹ chồng nhưng với bố chồng thì đầy phẫn uất. Lối sống gia trưởng, thích áp đặt của ông khiến tôi muốn phát điên.

Tôi lấy chồng cách đây 3 năm. Vợ chồng tôi vốn sống ở thành phố, kinh doanh quán nước uống kèm đồ ăn vặt. Sau đó, chúng tôi phải đóng cửa quán, mang khoản nợ hơn 300 triệu đồng về quê sống với bố mẹ chồng.

Về quê được một năm, chồng tôi quyết định đi xuất khẩu lao động kiếm tiền trả nợ. Tôi lúc này đang bầu 8 tháng.

Thời gian chồng ở nhà, cuộc sống của tôi khá ổn. Từ ngày anh đi vắng, tôi như rơi vào địa ngục. Tôi hòa hợp với mẹ chồng nhưng với bố chồng thì đầy phẫn uất. Lối sống gia trưởng, thích áp đặt của ông khiến tôi phát điên.

Con dâu 'nghẹt thở' vì bố chồng gia trưởng, sống chung một năm sụt 8kg - Ảnh 1.

Sống chung với bố chồng khiến cuộc sống của tôi u ám. Ảnh minh họa: Pinterset

5h sáng mỗi ngày, dù tôi bầu to hay nuôi con nhỏ, bố chồng đều gõ cửa phòng gọi tôi dậy nấu cơm, quét nhà.

Mẹ chồng thương tôi vất vả nên dậy sớm làm giúp. Ông thấy thế thì chửi đổng “bà đưa con dâu lên bàn thờ ngồi luôn đi, để được người ta khen là mẹ chồng đức hạnh”. Lời mắng của ông khiến tôi rợn cả người.

Một lần tôi đặt đồ cho con, người giao hàng tới cửa, ông bóng gió: “Nợ ngập đầu còn sắm sửa”, “nghèo thì phải đi xin đồ cũ cho đỡ tốn, đây sắm toàn đồ mới toanh. Dăm bữa nửa tháng lại cho vào sọt rác”…

Tôi nhỏ nhẹ “con đầu cháu sớm, ông thoải mái tí cho cháu có vía lành”. Bố chồng tôi nghe thế làm ầm lên, bảo tôi đặt điều cho ông, nói ông trù ẻo con cháu. Nếu không có mẹ chồng cản, ông có khi đã đánh tôi.

Một lần khác, tôi sắm cho con ghế ăn dặm. Chiếc ghế để ở đầu hè, ông đá văng xuống sân. Tôi ôm con chạy ra hỏi, ông quát vào mặt “chị có tiền sắm mấy thứ này thì sắm luôn nhà khác mà chứa. Nhà tôi chật rồi”.

Mẹ chồng hôm ấy lại một phen khổ sở, vừa van xin chồng bớt nóng, vừa bảo con dâu nhẫn nhịn cho êm cửa, êm nhà. Tôi vì thương mẹ chồng mà nén cơn giận nhưng trong thâm tâm thấy căm hận vô cùng.

Chồng tôi biết chuyện cũng chỉ khuyên tôi cố gắng chịu đựng, chờ mấy năm nữa anh về thì thuê nhà ra riêng. Hiện tại, tôi không việc làm, không nhà ở, lại phải chăm con nhỏ, chuyển ra ngoài thuê trọ sẽ chịu thiệt thòi.

Tôi thương chồng, thương mẹ chồng nên nhẫn nhịn. Ngày qua ngày, tôi sống như chiếc bóng, cố gắng chạm mặt bố chồng ít nhất có thể. Ấy vậy mà “cây muốn lặng nhưng gió chẳng ngừng”.

Nhà chồng tôi dùng máy nước nóng năng lượng mặt trời. Mùa hè, nước nóng dùng không phải nghĩ nhưng mấy hôm nay trở gió, trời âm u lấy đâu ra nước nóng mà sinh hoạt. Tôi xoay sang dùng bình nóng lạnh.

Bố chồng tôi tiếc tiền điện, phàn nàn cả ngày. Hễ tôi bật bình là ông lại tắt. Có lúc ông gắt gỏng “đã nghèo còn không chịu dùng đồ miễn phí”.

Cũng vì sự trái khoáy của ông, mấy lần mẹ con tôi phải tắm nước lạnh, con tôi bị sổ mũi và ho cả tuần liền. Mẹ chồng tôi phải rình lúc ông đi vắng, đun nước nóng bằng bếp ga rồi trữ vào phích để mẹ con tôi dùng.

Tôi ức quá, ba mặt một lời với ông: “Sinh ra cái bình nóng lạnh để nó phục vụ mình vào mùa đông, hà cớ gì bố bắt cả nhà phải tắm nước lạnh. Vài đồng tiền điện, có tháng nào con để bố phải đóng chưa?”.

Ông thấy thế cầm gậy đập tan bình nóng lạnh, chửi tôi là con dâu hỗn hào. Lần này, tôi mặc kệ mẹ chồng van xin, nhất quyết gọi taxi đưa con về quê ngoại. Đến nay, mẹ con tôi đã ở bên ngoại được 4 ngày.

Mẹ chồng tôi ngày nào cũng gọi điện khuyên tôi về. Tôi thương bà nhưng nghĩ đến cảnh sống chung với bố chồng lại thấy rợn tóc gáy. Một năm qua, tôi sút 8kg vì sống với bố chồng khó tính, gia trưởng.

Chồng tôi cũng hết mực khuyên tôi đưa con về nhà. Nếu tôi cứng đầu, anh sẽ bỏ tất cả để về nước.

Tôi cũng mong có chồng bên cạnh nhưng giờ anh về thì coi như mất hết. Ước mơ trả hết nợ và có nhà riêng lại càng xa vời. Giờ tôi nên làm thế nào để mọi sự yên ổn mà bản thân bớt khổ? Xin hãy cho tôi lời khuyên.

Related Posts

Our Privacy policy

https://kenhtina.com - © 2025 News