Thẻ BHYT là gì?

Thẻ BHYT là loại hình bảo hiểm toàn dân do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cung cấp cho người dân. Khi tham gia BHYT người dân sẽ được chi trả một phần hoặc toàn bộ tiền viện phí, khám chữa bệnh, điều trị thuốc men khi không may bị tai nạn, hoặc gặp vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, có những trường hợp này thẻ BHYT không có giá trị sử dụng

Trường hợp thẻ BHYT có giá trị sử dụng

Thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng được xác định theo các đối tượng tham gia BHYT như sau:

– Người tham gia BHYT liên tục kể từ lần thứ hai trở đi thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng nối tiếp với ngày hết hạn sử dụng của thẻ lần trước;

– Đối tượng quy định tại Khoản 4 và khoản 5 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) tham gia BHYT từ ngày 01/7/2009 hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT;

– Trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi, thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày trẻ đủ 72 tháng tuổi. Trường hợp trẻ đủ 72 tháng tuổi mà chưa đến kỳ nhập học thì thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến ngày 30/9 của năm đó.

Trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng

Trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng

Trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng

Thẻ BHYT là căn cứ để người tham gia được hưởng các quyền lợi bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh. Tuy nhiên, có những trường hợp thẻ BHYT sẽ không có giá trị sử dụng. Người dân phải chú ý đến điều này để đảm bảo được hưởng quyền lợi khi đi khám chữa bệnh.

Khoản 4, Điều 16, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định thẻ BHYT sẽ không có giá trị sử dụng trong 3 trường hợp sau đây:

– Thẻ đã hết thời hạn sử dụng. Thời hạn sử dụng của thẻ BHYT phụ thuộc vào đối tượng tham gia và thời điểm đóng BHYT;

-Thẻ bị sửa chữa, tẩy xoá. Đây là hành vi vi phạm pháp luật và làm mất tính xác thực của thẻ BHYT;

– Người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia BHYT. Đây là trường hợp người tham gia ngừng đóng BHYT hoặc chuyển sang đối tượng khác.

Vì vậy, nếu thẻ BHYT của bạn rơi vào các trường hợp dưới đây, để được hưởng các quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT, bạn cần phải làm thủ tục cấp đổi thẻ BHYT mới.

Trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng

Trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng

Thủ tục làm lại thẻ BHYT ngay tại nhà

Người dân có thể làm lại thẻ BHYT ngay tại nhà thông qua ứng dụng VssID.

Bước 1: Cài đặt/Cập nhật ứng dụng VssID trên điện thoại lên phiên bản mới nhất. Có thể tải ứng dụng VssID thông qua App Store hoặc Google Play.

Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản VssID bằng mã số BHXH và mật khẩu. Nếu chưa có tài khoản, hãy nhấn nút đăng ký và làm theo hướng dẫn.

Bước 3: Khi đã đăng nhập thành công vào tài khoản VssID, tại giao diện chính của ứng dụng, chuyển sang mục Dịch vụ công, chọn dịch vụ Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất.

Chọn hình thức trả kết quả thông qua dịch vụ bưu chính để được cấp lại thẻ giấy mới. Điền đầy đủ thông tin liên lạc, địa chỉ nhận… rồi nhấn Gửi.

Bước 4: Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ gửi mã OTP đến số điện thoại. Nhập mã OTP này vào ứng dụng VssID và xác nhận lại.

Lưu ý, khi đăng ký nhận thẻ BHYT tại nhà, người dân sẽ phải trả trước phí dịch vụ bưu chính.