Làm dâu trưởng trong một gia đình đông anh em, tôi hiểu trách nhiệm của mình không hề nhẹ. Những ngày giỗ chạp, cả nhà gần như mặc định mọi việc đều phải do tôi lo liệu: từ chuẩn bị đồ cúng, bày mâm, nấu nướng, cho đến dọn dẹp sau bữa ăn. Ai nấy đều ung dung như khách, trong khi tôi quay cuồng như người giúp việc.
Ban đầu, tôi nghĩ đó là bổn phận của dâu trưởng, cố gắng nhẫn nhịn. Nhưng suốt gần chục năm, không một ai trong nhà tỏ ra biết ơn hay xắn tay giúp đỡ. Mỗi lần giỗ xong, tôi mệt rã rời, còn họ thì vui vẻ tụ tập nói cười, chẳng màng đến tôi.
Năm nay, tôi quyết định không chịu đựng nữa. Sáng sớm, khi mọi người kéo nhau đi ăn sáng, ngồi cà phê đến tận trưa, tôi cũng “vùng lên”. Lặng lẽ ở nhà, tôi chuẩn bị một “mâm cúng” đặc biệt để gửi đến cả gia đình một bài học đáng nhớ.
Đến gần giờ cơm, mọi người lục tục kéo về, nghĩ rằng mọi thứ đã sẵn sàng như mọi khi. Nhưng khi bước vào nhà, tất cả đều chết lặng.
Trên bàn thờ, thay vì mâm cỗ đầy đủ món như thường lệ, chỉ có một tô mì tôm úp ngược, một đĩa bánh quy, và một chai nước lọc. Xung quanh là những bát đĩa nhựa cũ kỹ, đặt lộn xộn như thể được dọn ra cho có.
Cả nhà tái mặt, không ai nói nên lời. Cuối cùng, mẹ chồng tôi lên tiếng, giọng đầy bối rối:
“Ơ, sao mâm cúng lại thế này hả con dâu?”
Tôi mỉm cười, nhẹ nhàng đáp:
Không khí im lặng đến nghẹt thở. Ai cũng hiểu ý tôi muốn nói gì. Sau một hồi thì thầm bàn tán, từng người lẳng lặng ra về, chẳng ai dám trách móc gì.
Từ hôm đó, nhà chồng tôi thay đổi hẳn. Mỗi dịp giỗ chạp, các em chồng và cả mẹ chồng đều tự giác phân công công việc, xắn tay vào bếp giúp tôi chuẩn bị. Tôi không nói thêm lời nào, nhưng bài học từ “mâm cúng mì tôm” có lẽ đã in sâu trong tâm trí của cả gia đình.