×

Cả MXH lại ngập tràn ảnh hoa sen trắng, vừa xong 1 NSƯT vừa qu;;a đ:ờ;i

GSTS Trần Thế Bảo cho biết ca sĩ NSƯT Tuấn Phong đã qua đời ngày 10-11, thọ 73 tuổi.

NSƯT Tuấn Phong qua đời- Ảnh 1.

NSƯT Tuấn Phong

NSƯT ca sĩ Tuấn Phong tên thật Nguyễn Tuấn Phong, sinh năm 1952 tại Hà Nội. Ông là con cả trong một gia đình có 5 anh chị em.

Cha của ông làm việc tại Thư viện quốc gia Việt Nam và là một người rất say mê văn học, nghệ thuật. Gia đình ông ngụ tại phố Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình nhưng quê gốc của ông ở làng Bằng A, xã Hoàng Liệt, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai), Hà Nội.

NSƯT Măng Thị Hội đau lòng chia sẻ: “Tuấn Phong mắc bệnh thời gian dài, sự ra đi đột ngột để lại nhiều thương tiếc cho đồng nghiệp, khán giả và học trò”.

Bà cho biết ông say mê âm nhạc từ nhỏ. Năm 2008, với bài hát “Tiếng cồng giải phóng, tiếng cồng chiến thắng” của nhạc sĩ Y-Na (nhạc sĩ Hoàng Vân), đến năm 16 tuổi ông đã đoạt giải trong Hội thi ca hát giới trẻ Thủ đô.

Sau đó Nguyễn Tuấn Phong tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, khoa Sinh học. Tuy nhiên, do niềm đam mê âm nhạc, ông đã bỏ lại sự nghiệp khoa học để học tiếp tại Nhạc viện Hà Nội.

Năm 1972, đang học dở khoa Sinh học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, vì đam mê âm nhạc, Nguyễn Tuấn Phong đã gia nhập Đoàn ca múa miền Nam. Năm 1975, ngay sau ngày thống nhất đất nước, Tuấn Phong đã theo đoàn từ miền Bắc vào TP HCM.

Từ năm 1978 đến 1984, ông tiếp tục học thanh nhạc tại Nhạc viện TP HCM. Khi tốt nghiệp, ông đã công tác tại Đoàn ca múa nhạc Bông Sen, rồi sau đó chuyển sang Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.

NSƯT Tuấn Phong qua đời- Ảnh 2.

Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và NSƯT Tuấn Phong

NSND nhạc sĩ Thế Hiển từng kể, ca sĩ Nguyễn Tuấn Phong từng đoạt giải Nhì Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 1981 với bài hát “Dấu chân phía trước” của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn và giải Nhì cuộc thi Dòng nhạc Thính phòng năm 1988.

Những năm cuối thập niên 80 thế kỷ 20, khi dòng nhạc tiền chiến được cho phép phổ biển, ông được khán giả yêu mến khi thể hiện ca khúc “Đêm đông” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương.

Ca sĩ Tuấn Phong được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu và Nghệ sĩ Nhân dân Quốc Hương nâng đỡ trong suốt hành trình hoạt động âm nhạc. Tự chọn cho mình dòng nhạc thính phòng với tính chất hàn lâm, ông đã chinh phục khán giả bằng chất giọng cộng minh với âm vực rộng.

Tuấn Phong là “người được mệnh danh làm nổi tiếng cho những ca khúc được giới thiệu lần đầu và làm sống lại những ca khúc đã cũ”.

Với những ca khúc như: “Thơ tình cuối mùa thu”, “Tiếng thu”, “Người ấy bây giờ đang ở đâu”, “Tương tư chiều”… của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Tuấn Phong đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người nghe về một ca sĩ của dòng nhạc nhẹ trữ tình.

Bài hát được nhiều người nhớ đến nhất khi nhắc đến Tuấn Phong là “Thuyền và biển” (nhạc: Phan Huỳnh Điểu – thơ: Xuân Quỳnh). Chính nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phải khẳng định: “Tuấn Phong là người thể hiện thành công nhất ca khúc Thuyền và biển của Xuân Quỳnh và tôi”.

Ông cũng được nhiều khán giả yêu mến qua những ca khúc mang âm hưởng hào hùng như: “Ba Đình nắng” (Bùi Công Kỳ), “Chào em cô gái Lam Hồng” (Ánh Dương), “Tôi người lái xe” (An Chung), “Dáng đứng Việt Nam” (Nguyễn Chí Vũ), “Tình em” (Huy Du), “Tổ quốc yêu thương” (Hồ Bắc), “Tiểu đoàn 307” (Nguyễn Hữu Trí), “Diệt phát xít” (Nguyễn Đình Thi)….

Ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1996. Ông đồng thời là tác giả của một số ca khúc như: “Mùa thu và em” (thơ: Vũ Quốc Anh), “Nửa vời” (thơ: Nghiêm Huyền Vũ), “Chùm nhỏ thơ yêu” (thơ: Chế Lan Viên)…

Ngoài hoạt động âm nhạc, Tuấn Phong còn làm thơ, viết lời bình, làm MC, viết văn. Ông là một trong những giọng đọc thơ quen thuộc trên HTV.

Tang lễ của NSƯT Tuấn Phong được tổ chức tại Nhà tang lễ Bệnh viện Thống Nhất (số 1 Lý Thường Kiệt, Phường 7, quận Tân Bình, TP HCM). Lễ truy điệu được tổ chức lúc 6 giờ ngày 13-11, sau đó hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, TP HCM.

Related Posts

Our Privacy policy

https://kenhtina.com - © 2025 News