Cua ‘quý tộc’ Trung Quốc thành hàng bình dân ở chợ Việt, mua dễ như rau
Chỉ vài năm sau khi xuất hiện ở thị trường Việt, loại cua “quý tộc” Trung Quốc có giá vô cùng đắt đỏ đã trở thành hàng bình dân, bán la liệt khắp các chợ, mua dễ như rau.
Cuối tuần qua, nhân dịp cả gia đình tụ họp đông đủ, chị Vũ Kim Tiến ở Hồ Tùng Mậu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) mua hẳn 3kg cua lông Thượng Hải với giá chỉ 410.000 đồng/kg để mọi người cùng thưởng thức món ăn vốn là của giới thượng lưu Trung Quốc.
Đây là điều mà vài năm trước chị chưa từng nghĩ tới, bởi loại cua “quý tộc” Trung Quốc này có giá quá đắt đỏ.
Chị Tiến biết đến cua lông Trung Quốc nổi tiếng với phần gạch giàu dinh dưỡng, ăn béo ngậy giống vị như lòng đỏ trứng vịt hoà quyện với gan ngỗng béo. Song, cách đây khoảng 7-8 năm, một con cua lông nặng 100 gram giá lên tới 350.000 đồng, còn loại 250 gram có giá 900.000 đồng/con. Mức giá siêu đắt đỏ so với “túi tiền đi chợ” của gia đình chị.Cua lông là món ăn của giới thượng lưu ở Trung Quốc. Ảnh: NVCC
Còn nay, 1kg cua lông cái size 5-6 con giá chỉ 410.000 đồng, bán đầy chợ. Mức giá này ngang với cua thịt hay cua gạch hàng nội địa ở nước ta. Thế nên, mùa cua lông năm nay, chị đã mua ăn vài lần.
Bán cua lông được 8 năm nay, chị Nguyễn Diệu Anh thừa nhận, khi mới xuất hiện tại thị trường Việt, giá mặt hàng này không những đắt đỏ mà còn siêu hiếm, muốn ăn cũng phải “xếp hàng” chờ vì cua không có sẵn. Cua được bán theo con chứ không bán theo cân.
Còn nếu quy ra cân, cua lông bán tại thị trường Việt cách đây 7 năm có giá lên tới gần 4 triệu đồng/kg – mức giá thuộc top đắt đỏ nhất trong các loại cua trên thế giới. Chị Diệu Anh cho hay, cua lông thường được đánh bắt vào mùa thu, khoảng cuối tháng 9 trở đi, khi trứng cua dồi dào nhất. Loại ngon nhất phải lấy từ hồ Dương Trừng, phía đông bắc Tô Châu, cách Thượng Hải không xa.
Kích thước của cua lông nhỏ, song chất lượng hảo hạng. Thịt ngọt thanh mà không tanh, cặp càng ngậy mềm như kem bơ. Nhưng đặc biệt nhất là ở phần gạch, khi ăn béo ngậy giống vị như lòng đỏ trứng vịt hoà quyện với gan ngỗng béo.Cua lông có phần gạch vô cùng đặc biệt. Ảnh: NVCC
Ở Trung Quốc, cua lông nằm trong danh sách những món ăn “quý tộc” dành cho giới thượng lưu. Thậm chí, còn có nghệ thuật ăn cua lông ở Trung Quốc. Mọi người tin rằng những ai ăn xong mà có thể xếp lại ngay ngắn các bộ phận của cua y như hình dáng ban đầu, chỉ lấy đi phần thịt bên trong còn phần vỏ vẫn nguyên vẹn thì sẽ gặp may mắn.
Tuy nhiên, những năm gần đây, cua lông tràn sang chợ Việt, giá cũng ngày càng rẻ, chị cho hay.
Mùa cua lông năm ngoái, chị Anh nhập về và bán với giá từ 650.000-950.000 đồng/kg tuỳ kích cỡ. Năm nay, cùng loại 5-6 con/kg giá giảm còn 400.000-550.000 đồng/kg, cua lông ngộp chỉ 250.000 đồng/kg.
Tức, giá cua lông “quý tộc” hiện chỉ ngang với cua biển Cà Mau, thậm chí còn rẻ hơn. Do đó, khách mua ăn cũng nhiều hơn. Chị dẫn chứng, trước kia giá đắt đỏ mọi người hay mua theo cặp, nhiều cũng chỉ vài cặp. Nay mọi người mua theo cân, có khách mua 2-3kg mỗi lần.
Theo đó, chị Anh thường gom đơn trong 2 ngày rồi nhập hàng về trả cho khách. Số lượng mỗi chuyến dao động từ 40-50kg.Cua lông Trung Quốc tràn sang chợ Việt. Ảnh: NVCC
Trên chợ hải sản online có hàng trăm nghìn thành viên tham gia mua bán, chị Đặng Thị Nhung liên tục rao bán cua lông Thượng Hải (Trung Quốc) kèm lời quảng cáo: “Vào mùa cua lông ngon nhất, gạch ánh vàng béo ngậy”. Theo đó, chị bán cua lông cái với giá 570.000 đồng/kg, còn cua đực giá chỉ trên dưới 400.000 đồng/kg.
Số lượng cua lông chị Nhung nhập về mỗi ngày lên tới gần 1 tạ để trả hàng cho các mối sỉ là nhà hàng, khách sạn, đồng thời chia ra bán cho khách lẻ. Hàng về đến đâu chị bán hết đến đó, rất ít ngày tồn đến hôm sau.
“Mọi người mua về làm cua hấp rất nhiều, nhưng cũng có khách mua về thả lẩu vì thời tiết Hà Nội vào thu hợp ăn các món nóng hổi”, chị chia sẻ.
Tại các cửa hàng, chợ online, cua “quý tộc” đang được rao bán la liệt. Theo đó, giá cua đực dao động từ 350.000-410.000 đồng/kg, cua cái phổ biến ở ngưỡng 450.000-590.000 đồng/kg.
Chị Trang Hà, trú tại Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, loại cua đang bán với giá vài trăm nghìn đồng/kg tại Hà Nội thực chất là cua da hay còn gọi là cua sông, được người dân dọc sông Cầu, thuộc huyện Yên Dũng (Bắc Giang) đánh bắt và vận chuyển xuống Hà Nội bán. Nhiều thương lái mua về, quảng cáo là cua lông Thượng Hải để bán kiếm lời.
“Cua da quê tôi giống hệt cua lông Thượng Hải, chúng có một lớp lông trên chân, càng và yếm. Cua cái thì nhiều trứng và gạch, cua đực thì nhiều thịt. Chúng sống trong các ghềnh đá ở đoạn sông Cầu chảy qua địa phận một số xã thuộc huyện Yên Dũng và chỉ xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, khi có gió heo may trở lạnh”, chị Trang nói.
Cua da hay còn gọi là cua sông được chị Trang thu mua ở Bắc Giang và bán tại Hà Nội. (Ảnh: Trang Hà).
Chị Trang còn cho biết, việc đánh bắt cua da rất khó khăn, muốn bắt phải là những thuyền chài có kinh nghiệm, bắt vào ban đêm và dùng lưới bát quái với hình thù đặc biệt để bắt cua. Cua bắt được bao nhiêu có người đứng trên bờ thu mua hết đến đó. Khoảng 5 giờ sáng là không còn con nào để mua và không có bán ở các phiên chợ.
Những năm trước, chị Trang thường mua gom của người dân tại Yên Dũng rồi bỏ sỉ cho các mối ở Hà Nội nhưng năm nay chị mở cửa hàng và bán trực tiếp. Giá cua da chị bán dao động từ 420-570.000 đồng/kg tùy size.
Cua da với lớp gạch và trứng béo ngậy, thơm ngon. (Ảnh: Trang Hà).
“Tôi thấy cua da và cua lông giống hệt nhau. Người tiêu dùng mới ăn lần đầu không thể phát hiện ra được. Vì thế nhiều người dựa vào sự nổi tiếng của cua lông Thượng Hải để quảng cáo và bán hàng nhưng thực chất họ đang bán cua da Việt Nam mà thôi. Bởi vì cua lông Thượng Hải nghe nói rất đắt đỏ và hiếm, vận chuyển về Việt Nam cũng rất khó khăn nên giá không thể rẻ như cua da”, chị Trang khẳng định.
Cũng bán cua lông Thượng Hải nhưng anh Trịnh Đức Kiên, trú tại Nghĩa Đô (Cầu Giấy, Hà Nội) lại cho biết, từ trước đến nay anh bán cua lông không dưới 2 triệu đồng/kg và chỉ bán theo con.
Theo anh Kiên, giá cua lông Thượng Hải bán tại Hồng Kông đã khoảng 100 USD/kg loại nhỏ và khoảng 90 USD/con loại trên 250gr. Ngoài ra, vì Thượng Hải cách Hà Nội khoảng 2.000 km nên chỉ có thể vận chuyển cua lông bằng đường hàng không. Nếu thêm giá cước vào, giá cua lông Thượng Hải bán tại Việt Nam không dưới 200.000 đồng/con và chỉ bán theo con.
Cua lông Thượng Hải chuẩn có giá không dưới 200.000 đồng/con. (Ảnh: Đức Kiên).
Khẳng định mình bán cua lông chuẩn, anh Kiên cho biết, mỗi con cua lông Thượng Hải đều có nẹp nhựa có mã QR code của cơ sở khai thác độc quyền cua lông tại hồ Dương Trừng. Người bán cũng có thể cho khách hàng xem phiếu gửi kèm hành lý chuyến bay từ Thượng Hải về Hà Nội khi khách hàng yêu cầu.
Là người đã từng thử cả cua lông Thượng Hải và cua da Việt Nam, anh Trịnh, trú tại Phù Lỗ, Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết, cua lông Thượng Hải được người Trung Quốc thích ăn nên hàng nhập về Việt Nam rất ít. Ngoài buộc dây thì mỗi con cua đều gắn 1 chiếc thẻ chip, trên thẻ có mã QR để truy xuất nguồn gốc.
“Trung bình 1 con cua lông bán tại Việt Nam có giá khoảng 300.000 đồng đối với loại 5 con/kg, loại 300gr/con thì đắt hơn nhiều. Tôi ăn cả cua lông Thượng Hải và cua da Việt Nam thì thấy nhìn bên ngoài chúng khá giống nhau, chất lượng cũng không chênh nhau nhiều nhưng giá thì chênh nhau quá nhiều”, anh Trịnh nói.
Hình ảnh cua lông có dây buộc và gắn thẻ chíp chứa mã QR để người tiêu dùng truy xuất nguồn gốc. (Ảnh: Đức Kiên).
Theo anh Trịnh, nếu ăn cho biết thì nên mua cua lông Thượng Hải về ăn thử, còn nếu muốn ăn cho đã thì mua cua da ở Việt Nam, dao động từ 300-500.000 đồng/kg, tùy thời điểm. Cua lông có thể hấp bia, nấu lẩu hoặc nấu riêu cua, vị rất ngậy và thơm.
“Người mua thì khó phân biệt được cua có xuất xứ từ đâu nhưng người bán thì biết rất rõ. Đối với người sành ăn thì họ nhìn là biết cua lông Thượng Hải hay cua da Việt Nam nhưng người bán thì vẫn thích “sính ngoại” để nâng giá sản phẩm lên, “vợt” được nhiều khách hơn. Để tránh mất niềm tin và uy tín thì người bán nên nói rõ nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm mình đang bán chứ không nên lừa dối người tiêu dùng”, anh Trịnh cho hay.
News
Sáng nào tôi cũng chuẩn bị cơm đầy đủ chất để chồng mang đi làm cho tiết kiệm. Một ngày thấy chồng đem hộp cơm về, tôi c/a/y đắng phát hiện chuyện anh anh ta c/ặ/p b/ồ
Chuyện sẽ chẳng có gì nếu không có một ngày tôi thấy chồng cầm về một cái hộp cơm lạ… Tôi và Quốc kết hôn đã 3 năm, có một con nhỏ chưa tròn 3 tuổi. Có thể nói Quốc có…
Đã cố giấu kín như bưng nhưng người nhà ca sĩ Hòa Minzy vẫn để l/ộ “cô dâu” đã lên xe hoa chỉ sau 2 tháng được Văn Toàn cầu hôn
Trên mạng xã hội mới đây bất ngờ xôn xao trước hình ảnh Hòa Minzy xinh đẹp diện áo dài đỏ cùng vòng vàng đeo kín người, Từ đây, dân tình cho rằng liệu nữ ca sĩ đã tìm được…
Lúc hấp hối, mẹ chồng dặn con dâu chỉ để t/a/ng đúng 100 ngày không được kéo dài. 100 ngày bà, tôi làm mấy mâm cơm rồi lôi đống vàng mã ra đ/ố/t thì gi/ật mình ngửi mùi h/ô/i x/ộ/c lên
Càng nghĩ càng thương mẹ chồng quá. Bản thân tôi cũng thấy có lỗi và day dứt khôn cùng. Tôi về làm dâu khi nhà anh chỉ còn có 2 mẹ con. Nghe mẹ anh kể, bố chồng đã mất gần 20 năm…
Chồng kiếm nhiều tiền nhưng đi tối ngày, tôi dù đã 51t nhưng vẫn đi tìm niềm vui bên ngoài với cậu tr/a/i 30t. Ai ngờ tôi lại gặp chuyện
Tôi là Giang, 51 tuổi. Tôi về hưu sớm nên tuổi này không còn phải đi làm, được sống cuộc sống mà tôi mong muốn những năm cuối đời. Dù lương hưu thấp nhưng tôi có chồng làm ra tiền…
Mở hàng ăn kiếm thêm thu nhập và anh chị chồng tuần nào cũng đến ăn 2-3 lần rồi xách m/ô/ng đứng dậy không trả tiền. Sáng nay tôi cho 1 thứ vào bát phở khiến cả đôi sợ đến già
Tôi không biết mình sai ở đâu? Chỉ vì 2 bát phở 100 nghìn đồng mà giờ tôi bị cả nhà chồng kết tội. Công ty tôi đóng cửa 3 tháng trước. Thất nghiệp, tôi đành phải vay tiền để…
Con trai tôi nhà mặt phố, công việc hẳn hoi lại cứ đ/â/m đầu yêu đứa con g/á/i quê nghèo rớt mùng tơi. Nể lắm tôi mới về nhà con dâu tương lai thì
Con trai tôi học Tiến Sĩ, nhà mặt đường lại đi quen một đứa con gái ở quê học chưa hết cấp 3. Tôi không thích nhưng vì con trai nên về thăm quê con dâu, ngay hôm sau tôi…
End of content
No more pages to load