×

Bão Yagi đang vào theo kịch bản xấu nhất

Bão số 3 đã vào đất liền nước ta theo một kịch bản ít mong đợi nhất, bão giữ cường độ mạnh tới cấp 13, giật cấp 16. Vùng đổ bộ dịch nhẹ về phía nam khiến đồng bằng Bắc Bộ, nơi đông dân và địa hình bằng phẳng sẽ chịu tác động nặng nề hơn.

Khi bão số 3 (tên quốc tế là YAGI) tiến gần với đảo Hải Nam của Trung Quốc ngày 4/9, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo về hai kịch bản có thể xảy ra.

Kịch bản thứ nhất, bão đi vào phía Bắc đảo Hải Nam sau đó đi vào phía bắc vịnh Bắc Bộ. Với kịch bản này, bão ít suy yếu hơn do đi qua một vùng có địa hình tương đối bằng phẳng. Ở kịch bản thứ hai, bão đi qua phía nam đảo Hải Nam vào phía nam vịnh Bắc Bộ. Với kịch bản này, bão sẽ suy yếu nhiều hơn do ma sát với địa hình núi cao của đảo.

Bão số 3 hôm qua đã đi theo một kịch bản bất lợi nhất khi tâm bão men theo khu vực eo biển giữa đảo Hải Nam và bán đảo Lôi Châu của Trung Quốc. Vì vậy, khi vào vịnh Bắc Bộ trong đêm qua, cấu trúc bão vẫn ổn định với cường độ bão không suy giảm đáng kể. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15, giật cấp 17 trên vịnh Bắc Bộ.

Khi hoạt động trên vịnh Bắc Bộ, nhờ điều kiện mặt biển rất ấm, cường độ bão không suy giảm đáng kể, thậm chí có thời điểm mạnh trở lại. Khi áp sát bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh trong trưa nay, bão vẫn duy trì cường độ cấp 13, giật cấp 16, được nhận định có thể là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào miền Bắc nước ta trong 50 năm qua.

Bão số 3 vào đất liền theo kịch bản xấu nhất- Ảnh 1.

Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân không nên ra ngoài trong thời điểm mưa lớn, gió mạnh do bão.

Các đài khí tượng thế giới trong sáng nay còn đưa ra nhận định nghiêm trọng hơn. Mỹ và Hồng Kông (Trung Quốc) cho rằng bão có thể đổ bộ với cấp siêu bão, Nhật cho rằng bão đổ bộ với cường độ rất mạnh, cấp 14, giật cấp 17.

Sáng nay, khi quần thảo khu vực vịnh Bắc Bộ và các tỉnh ven biển miền Bắc nước ta, bão đã gây ra gió mạnh dữ dội. Đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 13, giật cấp 16, đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13, giật cấp 14. Trên đất liền khu vực Cửa Ông (Quảng Ninh) có gió mạnh cấp 12, giật cấp 14.

Vùng đổ bộ của bão số 3 cũng theo kịch bản ít mong muốn, khi bão có sự dịch chuyển nhẹ xuống phía nam so với nhận định, gần hơn với đồng bằng Bắc Bộ dù khu vực tâm bão vẫn là Hải Phòng – Quảng Ninh. Với kịch bản này, bão ít suy yếu hơn khi vào sâu đất liền nước ta do đi qua khu vực bằng phẳng hơn, đồng thời tác động cũng nghiêm trọng hơn, rộng lớn hơn.

Dự báo chiều và tối nay là thời gian bão tác động dữ dội nhất ở khu vực Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa với gió giật mạnh, mưa rất lớn. Sang đêm nay và ngày mai, bão suy yếu và dịch chuyển qua Tây Bắc Bộ. Khu vực này ít chịu khả năng của gió giật mạnh nhưng sẽ đón mưa lớn kéo dài, đỉnh điểm từ đêm 7/9 đến đêm 8/9, gây nguy cơ rất cao về lũ quét, sạt lở đất và ngập úng diện rộng.

Bão YAGI cho đến nay vẫn là siêu bão độc nhất vô nhị . Theo ông Mai Văn Khiêm – Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, YAGI là cơn bão duy nhất mạnh lên thành siêu bão trên Biển Đông và đổ bộ trực tiếp nước ta.

Hầu hết các siêu bão đều hình thành và mạnh lên trên vùng biển Tây Bắc Thái Bình Dương, sau đó đi vào Biển Đông và suy yếu dần. Chỉ có 3 cơn bão mạnh lên thành siêu bão trên Biển Đông gồm YAGI, bão RAI năm 2021 và bão SAOLA năm 2023. Tuy nhiên, cơn bão RAI tan dần trên Bắc Biển Đông, không ảnh hưởng đến nước ta. Siêu bão SAOLA đi vào phía nam Trung Quốc.

Bão YAGI cũng đang giữ hàng loạt kỷ lục như cơn bão mạnh nhất thế giới năm 2024 tính đến nay. Cơn bão tăng cấp độ nhanh nhất trong lịch sử khí tượng Việt Nam khi mạnh lên 8 cấp trong hai ngày. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia phát đi cảnh báo rủi ro thiên tai Cấp độ 4 ở vịnh Bắc Bộ và hai tỉnh Quảng Ninh – Hải Phòng, cho thấy mức độ nghiêm trọng và khả năng tàn phá của siêu bão lịch sử này.

Gió bão mạnh hơn trong tối nay, Hà Nội kêu gọi dân không ra đường

Nhiều cây lớn bị đổ, mái tôn nhà xưởng bị thổi bay ở Hà Nội khi gió giật ngày càng mạnh từ chiều nay. Người dân được khuyến cáo không ra đường trong 12 giờ tới.

Diễn biến

16h40

Phó thủ tướng yêu cầu sớm sửa chữa lưới điện

Chiều 7/9, tại cuộc họp thứ hai tại Sở Chỉ huy tiền phương chống bão Yagi, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Công Thương, Thông tin và Truyền thông cùng các địa phương sớm đánh giá thiệt hại, tập trung khắc phục, sửa chữa lưới điện, hệ thống thông tin, liên lạc.

Ông Hà cũng yêu cầu cơ quan khí tượng thủy văn cung cấp chính xác diễn biến, phạm vi ảnh hưởng của bão Yagi sau khi vào đất liền, về cấp gió, lượng mưa để các đô thị, khu đông dân cư, vùng trung du miền núi phía Bắc chủ động giảm nhẹ thiệt hại do cây cối, cột điện gãy đổ, nhà cửa bị tốc mái, sập đổ, ngập lụt; phòng chống lũ ống, lũ quét, sạt lở đất.

Những nơi bão tan, các lực lượng có biện pháp cứu hộ, khắc phục thiệt hại, đảm bảo đời sống nhân dân, không để ai bị đói, rét, không có chỗ ở.

Gió bão mạnh hơn trong tối nay, Hà Nội kêu gọi dân không ra đường - 1

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà họp chống bão Yagi tại Sở Chỉ huy tiền phương, chiều 7/9. Ảnh: Minh Khôi

Tại cuộc họp, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng – Thủy văn Hoàng Đức Cường cho biết, sau khi bão đổ bộ vào đất liền, sức gió vẫn duy trì cấp 12-13, giật cấp 14-16, dự kiến đến khoảng 16h mới giảm dần. Các vùng sâu trong đất liền cấp độ gió sẽ tăng dần, riêng tại Hà Nội, từ 15h có gió mạnh cấp 6, giật cấp 9-10, kéo dài đến 19h.

Ông Cường nhấn mạnh, ngay sau khi tâm bão đi qua, sức gió sẽ giảm hoặc ngừng sau đó tăng trở lại, trước khi giảm hẳn, vì vậy, người dân phải hết sức cảnh giác, không được chủ quan, “ra đường, về nhà ngay khi thấy hiện tượng gió giảm hoặc ngừng”.

Về dự báo mưa, các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình có mưa nhiều nhất. Các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên mưa kéo dài đến hết đêm 7/9. Sau đó mưa sẽ lan rộng ra vùng núi phía bắc, Tây Bắc Bộ đến hết ngày 8/9.

Các địa phương ghi nhận thiệt hại ban đầu là tình trạng cây cối, cột điện gãy đổ, nhà bị tốc mái, vỡ kính ở một số nhà cao tầng, một số xà lan, tàu thuyền bị trôi dạt. Nhiều nơi ở Quảng Ninh, Hải Phòng bị mất điện, hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu cho biết thành phố đang triển khai các biện pháp ứng phó theo các kịch bản đã đề ra. Ông Châu kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngành điện lực, viễn thông khẩn trương khôi phục lưới điện, hệ thống thông tin liên lạc sớm nhất

16h20

Một số khu dân cư Hà Nội mất điện

Cuối giờ chiều, một số khu dân cư bị mất điện như Đông Phương Yên (Chương Mỹ); Tây Mỗ (Nam Từ Liêm). Lo ngại mất điện diện rộng, nhiều người đã nấu cơm, tích trữ nước nóng từ sớm. Chị Thành Tâm (Tây Mỗ) chuẩn bị vo gạo thì bị cắt điện, cả nhà đành chuyển sang ăn mì tối nay.

Gió bão mạnh hơn trong tối nay, Hà Nội kêu gọi dân không ra đường - 1

Người dân đi lại khó khăn khi qua ngã tư Lê Văn Lương – Hoàng Đạo Thuý lúc 16h15 chiều 7/9. Ảnh: Võ Hải

16h15

Gió bão mạnh hơn trong tối nay, Hà Nội kêu gọi dân không ra đường - 1

Cây đổ tại cây xăng trên đường Hoàng Quốc Việt.

15h30

Gió bão tiếp tục mạnh lên trong tối nay

15h30, ngày 7/9, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung Tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, bão hiện cách Hà Nội khoảng 200 km nhưng do hoàn lưu rộng nên từ đầu giờ chiều nay đã ghi nhận gió mạnh cấp 4-5, giật cấp 6-7.

Từ giờ đến đêm nay, khi tâm bão càng gần thì dự báo sức gió mạnh nhất ở Hà Nội càng tăng, có thể mạnh cấp 6-7, giật cấp 9-10.

“Những giờ qua có thể thấy nhiều cây cối ở địa bàn Hà Nội bật gốc, với mức gió tăng như trên thì tình trạng này vẫn có thể tiếp diễn”, ông Hưởng nói, khuyến cáo trong 12h tới người dân Hà Nội không nên ra khỏi nhà và thời tiết thủ đô chỉ trở lại bình thường từ sáng mai.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết lúc 14h tâm bão vẫn trên vùng bờ biển Quảng Ninh – Hải Phòng, sức gió giảm còn cấp 12-13, tối đa 149 km/h, giật cấp 16.

Hai tiếng trước, bão vào đảo Bạch Long Vĩ gây gió cấp 13, giật 14; Cô Tô cấp 13, giật 16. Đất liền của Quảng Ninh như Tiên Yên gió mạnh cấp 9, Đầm Hà cấp 10; Phù Liễn của Hải Phòng gió cấp 7, Đông Xuyên cấp 9.

Bão giữ hướng tây tây bắc, tốc độ 15-20 km/h, sức gió cấp 10-12, giật cấp 14-15 khi tiến sâu vào đất liền sẽ tiếp tục gây gió mạnh cấp 9-11 ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định. Khu vực các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hưng Yên gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11-12.

Gió bão mạnh hơn trong tối nay, Hà Nội kêu gọi dân không ra đường - 1

Dự báo hướng đi và vùng ảnh hưởng bão Yagi, chiều 7/9. Ảnh: NCHMF

Đổ bộ vào Quảng Ninh 12-13h hôm nay, bão Yagi đã gây gió mạnh cấp 14, sức gió tối đa 166 km/h, giật cấp 17, tiến sâu vào Đông Bắc Bộ với cường độ 12-13.

Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa từ chiều đến hết đêm nay mưa phổ biến 100-250 mm, có nơi trên 400 mm. Ngày và đêm mai mưa 20-60 mm, có nơi trên 150 mm, riêng vùng núi 60-120 mm, có nơi trên 250 mm.

Phía Tây Bắc Bộ từ nay đến ngày 9/9 mưa 100-300 mm, có nơi trên 450 mm. Hà Nội mưa trong hai ngày 8-9/9 khoảng 200-400 mm.

Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai cho biết đến 13h, tại Quảng Ninh, Hải Phòng, bão Yagi đã làm 5 tàu xi măng, một tàu gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu; 146 cây xanh bị đổ. Lưới điện gặp sự cố và để đảm bảo an toàn, toàn bộ Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình đang mất điện.

Được hình thành ngày 1/9 từ vùng áp thấp nhiệt đới ở phía đông của Phillippines, bão Yagi vào Biển Đông rạng sáng 3/9, trở thành cơn bão thứ ba trên vùng biển này. Lúc mới vào bão chỉ cấp 8, sức gió tối đa 74 km/h, nhưng đến ngày 5/9 đã tăng 8 cấp thành siêu bão và duy trì sức mạnh cho tới đêm qua.

Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, đánh giá Yagi có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông.

Related Posts

Our Privacy policy

https://kenhtina.com - © 2024 News