×

Chính thức: Tin buồn, lương hưu sắp tới sẽ không được…

Quốc hội quyết định chưa tăng lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công năm 2025.

Chưa tăng lương khu vực công, lương hưu 2025Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh. Ảnh: Quochoi.vn

Hơn 110 nghìn tỉ đồng thực hiện lương cơ sở năm 2025

Ngày 13.11, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 (trong đó, có một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước), với 428/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 89,35% tổng số đại biểu Quốc hội.

Theo đó, Nghị quyết quyết nghị, số thu ngân sách Nhà nước là 1.966.839 tỉ đồng. Tổng số chi ngân sách Nhà nước là 2.548.958 tỉ đồng; mức bội chi ngân sách Nhà nước là 471.500 tỉ đồng, tương đương 3,8% tổng sản phẩm trong nước (GDP). Sử dụng 60.000 tỉ đồng nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách Trung ương và 50.619 tỉ đồng nguồn cải cách tiền lương của ngân sách địa phương đến hết năm 2024 còn dư chuyển sang bố trí dự toán năm 2025 của các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương để thực hiện mức lương cơ sở 2,34 triệu đồng/tháng.

Tại Nghị quyết, Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan có liên quan nghiên cứu, đề xuất việc xử lý các bất hợp lý phát sinh trong chế độ cho một số đối tượng, ngành nghề (viên chức ngành giáo dục, y tế,…). Đề xuất việc tiếp tục điều chỉnh tăng tiền lương khu vực công, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công trong trường hợp tình hình kinh tế – xã hội năm 2025 thuận lợi hơn và cân đối được nguồn, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Bên cạnh đó, giao Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, cơ quan Trung ương, địa phương thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập.

Tăng tính chủ động của ngân sách địa phương

Trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình về đánh giá tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, nhiều ý kiến đề nghị Chính phủ khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn sớm xây dựng phương án sửa đổi Luật Ngân sách Nhà nước, có cơ chế điều tiết hợp lý, hiệu quả nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa Trung ương và địa phương.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khẩn trương nghiên cứu, xây dựng phương án sửa đổi tổng thể Luật Ngân sách Nhà nước. Trong đó, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung các quy định về phân cấp nguồn thu nhằm bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, tăng tính chủ động của ngân sách địa phương. Thực hiện việc phân chia nguồn thu từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW của Trung ương.

Một số ý kiến đề nghị cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công, nhất là những công trình trọng điểm quốc gia, cũng như những công trình trọng điểm ở địa phương, chuyển kinh phí tại các công trình triển khai chậm sang thực hiện các công trình, dự án có khả năng thực hiện, giải ngân cao. Có ý kiến băn khoăn về tính khả thi của dự kiến giải ngân 95% như Báo cáo của Chính phủ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, đúng như đại biểu Quốc hội đã nêu, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng đầu năm 2024 của một số Bộ, ngành, địa phương còn chậm; trung bình cả nước mới chỉ đạt 47,3% dự toán Quốc hội giao, giảm cả về giá trị và tỉ lệ so với cùng kỳ; trong đó vốn ngoài nước chỉ đạt 24,33% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ (28,37%).

Vì vậy, trong những tháng cuối năm, với mục tiêu giải ngân 95% dự toán được giao, Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị Chính phủ cần chỉ đạo sát sao, quyết liệt, chủ động có giải pháp khắc phục, nâng cao trách nhiệm, tính chủ động của các Bộ, ngành, địa phương nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công. Đặc biệt, là những công trình trọng điểm quốc gia, cũng như những công trình trọng điểm ở địa phương để bảo đảm hoàn thành được mục tiêu đã đề ra.

Related Posts

Our Privacy policy

https://kenhtina.com - © 2024 News