×

Tháng nào bố chồng tôi lĩnh lương cũng đưa cho chú út chục triệu nhờ đi gửi tiết kiệm giúp. 5 năm sau ông đi rút về mừng cưới cháu đích tôn thì nhân viên thông báo tài khoản không còn đồng nào, khi biết tung tích số tiền ông ng-ấ-t x-ỉ-u tại chỗ

Vì không biết chữ, ông cụ Trung Quốc bị nhân viên ngân hàng lừa mua bảo hiểm mà không hề hay biết.

Ông Lưu, 65 tuổi, sống ở tỉnh An Huy, Trung Quốc, không có con nên từ lâu đã lên kế hoạch dành dụm một khoản tiền để dưỡng già. Năm 2017, khi số tiền tích góp được đã lên đến 180.000 NDT (hơn 631 triệu đồng), ông Lưu quyết định đem toàn bộ số tiền đó gửi vào ngân hàng địa phương để “tiền đẻ ra tiền”. Lúc đó, giao dịch viên cho biết ngân hàng đang triển khai gói tiền gửi kỳ hạn 5 năm với lãi suất 6,9%, nếu khách hàng gửi tiết kiệm sẽ nhận được khoản tiền lớn sau khi đáo hạn. Nghe được tin này, ông Lưu không giấu được sự vui mừng.

Năm 2022, kỳ hạn 5 năm cũng đã đến. Ông Lưu vui mừng mang sổ tiết kiệm đến ngân hàng và yêu cầu nhân viên rút toàn bộ số tiền mà ông đã tích góp. Sau khi kiểm tra kỹ thông tin, giao dịch viên dùng ánh mắt khó hiểu nhìn ông Lưu và hỏi: “Chú có chắc đã mang đúng sổ tiết kiệm đi không ạ?”

– “Vợ chồng tôi chỉ có duy nhất quyển sổ tiết kiệm này, tôi làm sao có thể cầm nhầm được”, ông Lưu ngạc nhiên trả lời.

Nữ nhân viên cũng vội tiếp lời: “Vậy có nhầm lẫn gì ở đây rồi thưa chú, vì cuốn sổ tiết kiệm này vốn dĩ không có tiền ở trong.”

Ông Lưu nghe xong thì chết lặng. Dù vậy, ông cụ này vẫn chưa tin được việc số tiền mình tích góp bao năm đã “không cánh mà bay” nên đã yêu cầu nhân viên ngân hàng kiểm tra thêm một lần nữa. Tuy nhiên, nữ nhân viên vẫn khẳng định chắc nịch rằng sổ tiết kiệm của ông hoàn toàn “rỗng”, hỏi ông có từng đi rút tiền rồi nhưng quên hay không.

Lúc này, giám đốc ngân hàng cũng có mặt. Nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề, người này lập tức yêu cầu nhân viên kiểm tra kỹ lại thông tin, bởi nếu ông cụ đã rút số tiền 180.000 NDT thì chắc chắn phải có dữ liệu lưu lại. Kỳ lạ thay, không có dữ liệu nào cho thấy ông Lưu từng rút tiền trước đây. Vậy số tiền tiết kiệm của ông Lưu biến mất như thế nào?

Ông cụ gửi tiết kiệm hơn 631 triệu đồng, 5 năm sau đi rút tiền được nhân viên thông báo: "Tài khoản của chú không có đồng nào"- Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Internet

Hoá ra, khi giám đốc ngân hàng yêu cầu nhân viên kiểm tra thêm những giao dịch khác của ông Lưu, họ phát hiện 180.000 NDT của ông cụ này không hề mất đi mà đã được dùng để mua bảo hiểm hưu trí trọn đời. Nghe đến đây, ông Lưu ngơ ngác hỏi: “Cái gì? Tôi mua loại bảo hiểm gì vậy sao tôi không hề biết?”.

Sau khi điều tra vụ việc, phía ngân hàng phát hiện ra rằng ông Lưu không biết sử dụng điện thoại thông minh nên mọi thao tác ký hợp đồng bảo hiểm điện tử đều do nhân viên ngân hàng thực hiện. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của ông cụ, nhân viên làm thủ tục gửi tiền cho ông cụ này đã biến số tiền gửi tiết kiệm 180.000 NDT thành hợp đồng bảo hiểm. Người này sau đó cũng đã nghỉ việc, không còn công tác tại ngân hàng.

Căn cứ theo Điều 143 Bộ luật Dân sự Trung Hoa, việc ông Lưu ký hợp đồng bảo hiểm nhưng không hề hay biết nên hợp đồng vô hiệu, không thể quy vào trường hợp vi phạm hợp đồng. Trong vụ việc này, phía ngân hàng cho rằng hành vi sai phạm là của cá nhân, không liên quan đến họ. Do đó, ngân hàng chỉ có thể trả lại số tiền gốc 180.000 NDT cho ông Lưu nhưng sẽ không có tiền lãi.

Tuy nhiên, ông Lưu phản bác rằng ngân hàng với tư cách là một tổ chức tài chính phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bảo vệ tài sản của khách hàng. Hơn nữa, sai phạm cũng thuộc về nhân viên cũ của ngân hàng, do đó họ cần phải chịu trách nhiệm trong vụ việc này.

Sau nhiều cuộc tranh luận pháp lý gay gắt, cuối cùng toà án tuyến bố ngân hàng và công ty bảo hiểm liên quan phải cùng nhau bồi thường cho ông Lưu khoản tiền lãi tính theo lãi suất vào thời điểm gửi tiền.

Qua câu chuyện này, khi tham gia các giao dịch tại ngân hàng, mọi người cần cẩn trọng đọc kỹ, xác nhận mọi thông tin, tránh khiến bản thân bị thiệt thòi. Đây cũng là việc cần thiết để người dân không bị những đối tượng xấu chèo kéo hay lợi dụng để thực hiện những hành vi phục vụ mục đích cá nhân. Sau vụ việc, các ngân hàng với tư cách là tổ chức tài chính cũng cần siết chặt hơn nữa những quy định có liên quan để đảm bảo quyền lợi cho người dân, tránh tiếp diễn những trường hợp tương tự như vậy.

Related Posts

Our Privacy policy

https://kenhtina.com - © 2025 News