×

Chính thức ‘xóa sổ’ xếp loại học lực Giỏi; Trung bình; Y:ế;u; K:ém, vậy từ nay phụ huynh làm sao biết con ở mức nào? Xem ngay cách xếp loại mới nhất

Đây là năm học có nhiều thay đổi.

Kể từ năm học 2024-2025, học sinh bậc THPT và THCS không còn xếp loại học lực theo điểm trung bình các môn học, đồng thời không còn điểm trung bình các môn học trong học bạ.

Cụ thể, năm học 2024 – 2025, tất cả các khối lớp ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông đều thực hiện việc đánh giá học lực, rèn luyện của học sinh theo hướng dẫn của Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT.

Theo đó, đối với môn học đánh giá bằng nhận xét sẽ có 2 mức: Đạt, chưa đạt; những môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số sẽ được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: tốt, khá, đạt, chưa đạt.

Mức tốt: Tất cả môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá ở mức đạt. Tất cả môn đánh giá bằng nhận xét và điểm số thì có điểm từ 6,5 trở lên, trong đó có ít nhất 6 môn đạt 8,0 trở lên.

Mức khá là tất cả các môn đánh giá bằng nhận xét ở mức đạt; điểm số các môn 5,0 trở lên, trong đó ít nhất 6 môn có điểm trung bình đạt 6,5 trở lên.

Mức đạt có nhiều nhất 1 môn học đánh giá bằng nhận xét ở mức chưa đạt, ít nhất 6 môn có điểm từ 5,0 trở lên; không có môn học nào dưới 3,5 điểm.

Mức chưa đạt là các trường hợp còn lại.

Năm học 2024 - 2025 sẽ không còn xếp loại học lực Giỏi; Trung bình; Yếu; Kém, một danh hiệu khác cũng biến mất: Phụ huynh lưu ý- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Vì thế, từ năm học này, cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông sẽ không còn các mức học lực: giỏi; trung bình;yếu; kém. Không chỉ thay đổi ở việc xếp loại học lực mà danh hiệu học tập của học sinh cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông từ năm học này cũng không còn danh hiệu Học sinh Tiên tiến.

Thông tư 22 vẫn có danh hiệu “học sinh Xuất sắc” và “học sinh Giỏi”. Song hai danh hiệu này không ghi trong học bạ mà được sử dụng để khen thưởng cuối năm học.

Hiệu trưởng sẽ tặng giấy khen “học sinh Xuất sắc” cho học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học đạt mức Tốt, kết quả học tập cả năm học đạt mức Tốt và có ít nhất 6 môn học đạt từ 9,0 điểm trở lên.

Danh hiệu “học sinh Giỏi” dành cho học sinh có kết quả rèn luyện cả năm đạt mức Tốt và kết quả học tập cả năm đạt mức Tốt.

Trong Thông tư 22 năm 2021, Bộ GD-ĐT nêu rõ 2 hình thức đánh giá các môn học gồm: đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng nhận xét kết hợp điểm số.

Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: giáo dục thể chất, nghệ thuật, âm nhạc, mỹ thuật, giáo dục địa phương, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình GDPT.

Theo nhiều ý kiến, bỏ xếp loại giỏi, yếu, kém sẽ không còn lạm phát danh hiệu học sinh giỏi, cũng sẽ không còn học sinh bị o ép học thêm vì loại giỏi hay vì sợ phải thi lại, ở lại lớp nếu không học thêm. Đặc biệt, trước đó xảy ra nhiều trường hợp học sinh chỉ thiếu 0,1 điểm trung bình để đạt danh hiệu học sinh khá/giỏi.

Related Posts

Our Privacy policy

https://kenhtina.com - © 2025 News